“Bí kíp” của doanh nhân Phạm Nam Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Điện mặt trời Vũ Phong là luôn đặt mình vào vị trí khách hàng để thấu hiểu và đáp ứng kỳ vọng của “thượng đế”. Đầu tư vào điện mặt trời từ hơn 10 năm trước, khi từ khóa này vẫn còn lạ lẫm ở Việt Nam, ông Phạm Nam Phong đã vượt qua nhiều lực cản của thị trường, cùng đội ngũ cộng sự xây dựng Công ty cổ phần Điện mặt trời Vũ Phong trở thành một tên tuổi uy tín trong ngành.
- Vũ Phong Energy Group: Hướng phát triển mới của ngành năng lượng Việt Nam
- Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp
- Phát triển điện mặt trời cho doanh nghiệp: 5 lợi ích thiết thực
Một thập kỷ xây dựng nền tảng
Văn phòng Công ty cổ phần Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Energy Group) nằm trên đường Cao Đức Lân (quận 2, TP.HCM). Con đường này khá vắng vẻ, dù đã gần trưa, nhưng lưu lượng xe qua đây rất ít. Trái ngược với khung cảnh yên tĩnh nơi đặt văn phòng, lĩnh vực điện mặt trời mà Vũ Phong Energy Group đang tham gia là một trong những điểm nóng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong hơn một năm trở lại đây.
Thị trường này bắt đầu được “hâm nóng” vào giữa tháng 6/2019 và trở thành “chảo lửa” khi Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành vào đầu tháng 4/2020, tháo gỡ nút thắt về mua giá điện. Các dự án điện mặt trời ngay lập tức thu hút hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước, không chỉ phát triển mạnh ở khu vực có cường độ bức xạ mặt trời cao như Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ, mà ở cả những nơi có khí hậu bốn mùa và cường độ bức xạ thấp hơn.
Covid-19 là “chất xúc tác” tiếp theo đẩy nhu cầu điện mặt trời ở Việt Nam tăng cao. Các doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm nguồn năng lượng mới để tối ưu chi phí vận hành trong bối cảnh sức mua toàn cầu chưa phục hồi. Mô hình được nhiều doanh nghiệp hướng đến là hợp tác với các đơn vị phát triển, quỹ đầu tư để được dùng điện sạch mà không cần vốn đầu tư ban đầu. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần tận dụng mái nhà văn phòng, nhà xưởng đang nhàn rỗi, đầu tư lắp đặt, vận hành hệ thống điện mặt trời và bán lại điện sạch tạo ra từ hệ thống cho đơn vị có nhu cầu sử dụng với giá thấp hơn giá mua từ điện lưới.
“Nhưng vấn đề của thị trường hiện nay không phải giải pháp hay nguồn vốn, mà là niềm tin. Hãy đặt mình vào vị trí các công ty thụ hưởng, sẽ hiểu rất rõ điều nay”, ông Phạm Nam Phong nói.
Trên thực tế, các doanh nghiệp thụ hưởng vẫn e ngại các bản hợp đồng kéo dài đến 20 năm, dù bên cung cấp cam kết, giai đoạn bàn giao, hệ thống vẫn hoạt động ở mức 80% công suất ban đầu. Điều lo lắng của họ là những gì diễn ra ở tương lai, thời điểm mà không có gì đảm bảo các nhà cung cấp còn tồn tại.
Trong bối cảnh đó, Vũ Phong Energy Group nổi lên như một điểm đến uy tín của cả quỹ đầu tư và các doanh nghiệp thụ hưởng dịch vụ. Công ty là một trong số ít đơn vị cung cấp điện mặt trời ở Việt Nam có hơn 10 năm kinh nghiệm và được chứng nhận ISO toàn cầu. Thương hiệu Vũ Phong Energy Group gắn liền với vai trò tổng thầu các dự án quy mô lớn như Dầu Tiếng (420 MW), Hồng Phong (325 MW)…
Bên cạnh đó, Vũ Phong Energy Group còn được biết đến là đơn vị tư nhân duy nhất có kinh nghiệm vận hành nhà máy điện mặt trời quy mô lớn với Dự án Ninh Thuận BIM2 (250 MW).
“Chúng tôi hoạt động từ lúc chưa có Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, các dự án điện mặt trời lúc đó là do doanh nghiệp tự đầu tư và Vũ Phong Energy Group là nhà thi công, giám sát và vận hành. Vũ Phong Energy Group tồn tại bằng sự tin tưởng của khách hàng”, ông Phong cười và nói.
Kết thúc năm 2020, Vũ Phong Energy Group gần như đã giải quyết xong vấn đề nguồn vốn khi có sự tham gia của các quỹ đầu tư đến từ châu Âu như Ecoligo, Shire Oak… Theo đó, khả năng triển khai 100 MWp điện mặt trời áp mái của Công ty trong năm 2021 là trong tầm tay. Không những thế, đây sẽ là kế hoạch sản xuất điện mặt trời áp mái của Vũ Phong Energy Group trong 5 năm tới.
Ông Phong chia sẻ, khoảng quý II/2021, sẽ đẩy mạnh Vũ Phong Tech ra thị trường. Đây là một công ty thành viên của Vũ Phong Energy Group, chuyên nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ công tác vận hành hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là nhà máy điện mặt trời và mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp. Một số lĩnh vực chính mà Vũ Phong Tech đang triển khai là: hệ thống quản lý dữ liệu big data, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng mặt trời; rô-bốt lau pin, cắt cỏ nông trại, chạy tự động nhờ xử lý dữ liệu tập trung; flycam – drone quét nhiệt để tìm ra chính xác các tấm pin mặt trời hiệu suất kém…
- Chủ tịch, Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp
- Giải pháp giúp doanh nghiệp sở hữu hệ thống điện mặt trời mà không chiếm dụng vốn kinh doanh
Con đường đến với điện mặt trời
Sau hơn 10 năm hoạt động, đạt được nhiều thành công, bước vào giai đoạn phát triển mới đúng lúc thị trường được hỗ trợ mạnh bởi các chính sách của Chính phủ, nếu chỉ nhìn bên ngoài, ai đó có thể cho rằng, Vũ Phong Energy Group gặp vận may. Nhưng với một người sống với ngành này từ hơn hai thập kỷ qua, thì những thành quả mà Vũ Phong Energy Group đạt được không chỉ nhờ may mắn.
- Tập thể Vu Phong Energy Group “Gắn kết trái tim” để ngày càng phát triển, phụng sự cộng đồng
- Hành trình hơn 4 tháng mang điện mặt trời ra đảo của “biệt đội” Trường Sa Vu Phong Energy Group
Vũ Phong Energy Group được thành lập năm 2009, một năm kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra. Lúc đó, ông Phong đang giữ vị trí trưởng phòng tiếp thị của một tập đoàn xây dựng đa quốc gia. Khủng hoảng kinh tế như một chất xúc tác giúp ông mạnh dạn bước ra vùng an toàn, tận dụng các kiến thức, kinh nghiệm và vốn liếng tích lũy được trong thời gian làm việc với các công ty nước ngoài để xây dựng doanh nghiệp của riêng mình.
Điện mặt trời là ngành ông Phong đã nghiên cứu trong quá trình làm việc, từ khi loại hình năng lượng mới này bắt đầu nhen nhóm tại các nước châu Âu. Chính vì thế, không khó hiểu khi một doanh nghiệp non trẻ như Vũ Phong Energy Group lại xông xáo tham gia và đạt nhiều dấu ấn trong ngành công nghiệp mới mẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó.
Để tạo tiếng vang, thời gian đầu, Vũ Phong Energy Group chuyên cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời tại các hải đảo, vùng quê – nơi mà mạng lưới điện chưa kết nối được. Đặc thù của các khu vực này là không chỉ mạng lưới điện, mà hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, trong khi chi phí đầu tư cao, nên việc lắp đặt phải được tính toán cẩn thận để không bị lỗ. Thành công với nhiều dự án thuộc hàng “khó nhằn”, cái tên Vũ Phong Energy Group bắt đầu được các doanh nghiệp sản xuất lớn, các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để mắt đến.
Năm 2019, khi đã là nhà thầu thi công của hàng loạt dư án điện mặt trời quy mô lớn, ông Phong vẫn cảm thấy chưa hài lòng, bởi chưa từng vận hành một nhà máy điện quy mô lớn.
“Thi công là một chuyện, vận hành là chuyện hoàn toàn khác. Vũ Phong phải nhuần nhuyễn cả hai công đoạn thì mới vững được”, ông Phong nói.
Dự án Ninh Thuận BIM2 công suất 250 MW ở Thuận Hàm (Ninh Thuận) – nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại, là nơi ông Phong hướng đến. Lúc đó đang thi công điện cho dự án và dù chưa từng có kinh nghiệm vận hành nhà máy, Vũ Phong Energy Group vẫn mạnh dạn đề xuất với đơn vị vận hành của Pháp và được đồng ý.
Nhà máy điện mặt trời BIM 2 (Ninh Thuận) – Vũ Phong Energy Groupđang vận hành
Sau 4 tháng cùng làm việc, nhà thầu Pháp rút toàn bộ nhân công về và Vũ Phong Energy Group đã lập được thành tích khá đáng nể khi từ đó đến nay đã vận hành nhà máy hoạt động với độ sẵn sàng đạt 99,99%, vượt xa kỳ vọng ban đầu là 93%.
Sứ mệnh khai phá thị trường mới, nhu cầu mới
Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển Vũ Phong Energy Group, ông Phong bảo, tường thuật lại bao giờ cũng thấy dễ dàng hơn làm thực tế rất nhiều. Những năm đầu mới thành lập, ông cùng đội ngũ nhân viên trong Công ty phải triển khai nhiều dịch vụ, từ buôn bán thiết bị, đến thầu xây dựng để nuôi dưỡng tham vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời.
“Chính vì thế, theo quan điểm của tôi, khi kinh doanh, điều đầu tiên cần phải chuẩn bị là tinh thần dấn thân, vì sứ mệnh của doanh nhân là khai phá thị trường mới, nhu cầu mới”, ông Phong nói.
Hơn nữa, theo ông, để xây dựng một tập thể cùng chung chí hướng và vươn đến thành công, cần một văn hóa riêng biệt. Đối với một ngành còn mới như điện mặt trời, sự chuyên nghiệp và tận tâm là điều tiên quyết quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Kiên định với những định hướng và mục tiêu đã đặt ra, Vũ Phong Energy Group đã đạt được những bước phát triển nhất định. Cả ông Phong và các cộng sự đều xem trọng những thành quả mà mình đã tạo ra bằng tất cả tâm huyết, đồng thời tiếp tục bảo vệ nó, bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì văn hóa làm việc, tác phong chuyên nghiệp…
Chính điều này đã giúp Vũ Phong Energy Group tạo được sự an tâm với các đối tác, điển hình là việc thuyết phục nhà thầu Pháp chuyển giao việc vận hành nhà máy có công suất lớn nhất Đông Nam Á cho một đội ngũ chưa từng có kinh nghiệm như Vũ Phong Energy Group .
“Văn hóa này sẽ mãi là một phần của Vũ Phong Energy Group”, ông Phong nói.
Nguồn: Báo Đầu Tư
Xem thêm: