Giảm chi phí năng lượng sẽ giúp tiết giảm chi phí sản xuất – vận hành, cho phép tối ưu giá thành, tăng lợi thế cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận. Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả để tiết giảm chi phí cũng là một giải pháp trong chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Một trong các chi phí kinh doanh hàng đầu của nhiều doanh nghiệp
Chi phí năng lượng là một trong các chi phí sản xuất – vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả một cuộc thăm dò về Tiêu thụ Năng lượng của NFIB (Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia, Mỹ), chi phí năng lượng là một trong ba chi phí kinh doanh hàng đầu của 35% doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, nhiều thông tin đã chỉ ra rằng ở nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có những thời điểm chi phí năng lượng chiếm đến hơn 60% giá thành của sản phẩm.
Năng lượng chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất – vận hành của nhiều doanh nghiệp (Ảnh minh họa internet)
Sử dụng những máy móc, thiết bị lạc hậu, không hiệu quả về mặt năng lượng; hạn chế về năng lực tài chính để chuyển đổi công nghệ, kỹ thuật sang dây chuyền mới hiệu quả hơn; chưa quan tâm và dành kinh phí cho các hoạt động về sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm… là một số nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp còn lãng phí năng lượng, đẩy chi phí năng lượng tăng cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính doanh nghiệp mà còn tác động đến an ninh năng lượng quốc gia cũng như góp phần gây nên những vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu.
Giảm chi phí năng lượng – Nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Thực hiện đồng bộ các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết giảm chi phí năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro và tăng lợi nhuận kinh doanh.
Theo đó, khi áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, chi phí sản xuất – vận hành sẽ giảm, cho phép doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn, đồng thời có thể tối ưu giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc cải tiến các thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại, tối ưu hiệu suất hoạt động để tiết kiệm chi phí năng lượng cũng đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
- Xu hướng điện mặt trời năm 2021 khi không còn FIT 2
- Chiến lược thắng kép cho ngành chế biến thủy hải sản phát triển bền vững
Khi thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí năng lượng, doanh nghiệp sẽ hạn chế được các rủi ro đến từ việc tăng giá năng lượng và thiếu điện. Chẳng hạn, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng, doanh nghiệp có thể tự tạo ra điện phục vụ quá trình sản xuất, giảm mua điện, từ đó ít bị ảnh hưởng khi biểu giá điện tăng. Nếu mỗi doanh nghiệp đều tự chủ năng lượng, có thể tự sản xuất – tự tiêu thụ điện, sẽ giảm áp lực lên lưới điện khu vực, hạn chế nguy cơ thiếu điện và các rủi ro do quá tải đường dây.
Lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà máy – một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí năng lượng, đồng thời giảm nhiệt độ cho nhà máy, đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp cho doanh nghiệp, sử dụng năng lượng hiệu quả còn góp phần làm giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia, đồng thời giúp giảm phát thải khí nhà kính, duy trì môi trường bền vững. Đó cũng là một cách để doanh nghiệp thể hiện sự chủ động thực hiện các trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các yếu tố môi trường, phát triển bền vững và trách nhiệm cộng đồng của nhà sản xuất khi lựa chọn sản phẩm, điều này sẽ gián tiếp mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Các sáng kiến, giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả rất đa dạng, có thể kể đến như: tăng cường sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và các nguồn năng lượng tái tạo; bố trí quy trình sản xuất khoa học nhằm giảm tổn thất điện năng; cải tiến máy móc kỹ thuật nâng cao hiệu suất hoạt động; tái sử dụng nước trong quy trình sản xuất… Việc áp dụng một cách linh hoạt, đồng bộ với chiến lược rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong tiết kiệm chi phí năng lượng, tối đa lợi nhuận kinh doanh, tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
- Lý giải “sức nóng” đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà và mặt đất
- 5 mẹo đầu tư điện mặt trời giúp sinh lời cao nhất
Phương án hợp tác mua bán điện mặt trời PPA (Power Purchase Agreement) đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí năng lượng hiệu quả. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ được sử dụng điện sạch với giá luôn thấp hơn giá điện từ EVN, đảm bảo lợi ích tiết kiệm chi phí điện ở bất cứ mức giá nào của EVN. Trong khi đó, doanh nghiệp không cần bỏ vốn đầu tư, chỉ cần tận dụng mái nhà máy đang nhàn rỗi, không tốn chi phí và nhân lực để triển khai – vận hành hệ thống, được sở hữu toàn bộ hệ thống với công suất bảo đảm lên tới 80-90% sau thời hạn hợp đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng những lợi ích khác như giảm nhiệt cho công trình, tăng tuổi thọ mái nhà máy, tăng giá trị hình ảnh thương hiệu, thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững… Doanh nghiệp quan tâm mô hình PPA vui lòng xem thêm tại đây hoặc liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171 hoặc +849 1800 7171 để được các kỹ sư của Vũ Phong Energy Group hỗ trợ! |
Vũ Phong Energy Group