Với ưu thế cường độ bức xạ mặt trời và số giờ nắng trong năm cao, điện mặt trời mái nhà và điện năng lượng mặt trời từ Nam ra Bắc phát triển mạnh mẽ. Khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ nhanh chóng có sự phát triển vượt bậc về điện mặt trời nói chung. Sau khi tự chứng minh được lợi ích và hiệu quả đầu tư, điện mặt trời đang bắt đầu được nhân rộng ở khu vực phía Bắc.
- Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không, bao lâu hoàn vốn?
- Tìm hiểu điện năng lượng mặt trời là gì, được dùng để làm gì?
- Bài toán về tính linh hoạt của hệ thống điện và hệ thống lưu trữ năng lượng
Điện năng lượng mặt trời từ Nam ra Bắc tăng trưởng mạnh mẽ
Vài năm trở lại đây, điện năng lượng mặt trời có bước phát triển nhảy vọt với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến thời điểm cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp. Trong đó, có gần 9.300 MWp là điện mặt trời mái nhà với hơn 101.000 công trình đã được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. Theo số liệu thống kê, toàn bộ sản lượng điện mặt trời phát trên toàn quốc trong cả năm 2020 là 10,6 tỉ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia. Trong đó, sản lượng điện từ riêng điện mặt trời áp mái là 1,15 tỉ kWh.
Với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, có cường độ bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trong năm cao nhất cả nước (2.000 – 2.600 giờ nắng), khu vực phía Nam phát triển điện mặt trời rất sôi động. Số liệu từ Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), công suất lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái của khách hàng trong năm 2020 là khoảng 5.000 MWp, tăng 26 lần so với năm 2019. Còn ở TP.HCM, theo thống kê từ Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), trên địa bàn thành phố đã có 8.762 dự án điện mặt trời mái nhà nối lưới trong năm 2020.
- Hệ thống pin mặt trời xoay theo hướng nắng – Hiệu suất cao hơn đến 30%
- Đơn vị kWp là gì và có ý nghĩa thế nào trong hệ thống điện mặt trời?
Một hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng doanh nghiệp được Vũ Phong Energy Group thi công lắp đặt trong năm 2020
Miền Nam dẫn đầu về phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Điện năng lượng mặt trời từ Nam ra Bắc đang có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam. Tại khu vực phía Bắc (các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ), bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1.800 – 2.100 giờ, lượng bức xạ mặt trời thấp hơn khoảng 20% so với các tỉnh phía Nam. Tuy không dồi dào nắng như phía Nam nhưng khu vực phía Bắc vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời hơn các nước lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… cũng như nhiều nước châu Âu như Đức, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh… hiện cũng rất phát triển về điện mặt trời. Chính vì vậy, trong năm 2020, điện mặt trời nói chung, điện mặt trời áp mái nói riêng đã bắt đầu có những bước tiến nhanh hơn ở khu vực phía Bắc và dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, góp phần vào mục tiêu net-zero của quốc gia.
Tận dụng mái văn phòng, nhà máy điện mặt trời đang nhàn rỗi để lắp đặt điện mặt trời phục vụ trực tiếp cho chính hoạt động sản xuất, kinh doanh để “xanh hóa” và phát triển bền vững đang là hướng đi được ngày càng nhiều doanh nghiệp khu vực phía Bắc lựa chọn. Thực tế, thời gian qua, trong hàng trăm công trình điện mặt trời trên mái nhà xưởng được Vũ Phong Energy Group thi công lắp đặt, có khá nhiều doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc và con số này đang tăng nhanh hơn. Theo ghi nhận của Vũ Phong Energy Group, đã có sự thay đổi trong cách nhìn nhận của các doanh nghiệp này về điện năng lượng mặt trời là gì và lợi ích của nó.
Ban đầu, mặc dù biết những lợi ích của điện mặt trời và năng lượng sạch nhưng các doanh nghiệp còn lo lắng về hiệu quả đầu tư do e ngại điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Nhưng sau đó, khi tìm hiểu kỹ hơn, nhận thấy tiềm năng và tính hiệu quả thiết thực của hệ thống điện mặt trời, không chỉ là hiệu quả trực tiếp tạo ra điện năng giúp tiết kiệm chi phí vận hành mà còn cả những lợi ích gián tiếp từ việc sử dụng năng lượng tái tạo, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm, quyết định đầu tư. Đặc biệt, phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) do Vũ Phong Energy Group triển khai được xem như một “cú hích” giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn điện sạch, khi doanh nghiệp chỉ cần tận dụng mái nhà máy nhàn rỗi, sẽ được sử dụng điện sạch với chi phí thấp.
Doanh nghiệp không cần bỏ vốn đầu tư hệ thống – vốn này sẽ do đối tác đầu tư tài chính chịu trách nhiệm, Vũ Phong Energy Group cung cấp trọn gói hệ thống từ tư vấn, thiết kế, cung cấp vật tư, thi công lắp đặt điện và bảo dưỡng, đảm bảo hiệu quả hệ thống trong suốt quá trình vận hành. Với vai trò tổng thầu EPC, công ty không chỉ cung cấp giải pháp lắp đặt pin mặt trời mà còn đảm nhận dịch vụ O&M (Vận hành và Bảo trì) để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, góp phần giảm phát thải carbon và thúc đẩy sản xuất xanh. (Xem thêm về mô hình PPA điện mặt trời tại đây)
Ngoài ra, Vũ Phong Energy Group cũng đang xem xét việc tích hợp hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) để tối ưu hóa việc sử dụng điện và áp dụng các giải pháp Make in Vietnam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Công ty cũng hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký chứng chỉ REC (Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo) và I-REC (Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo Quốc tế) để tăng thêm giá trị cho năng lượng sạch được sản xuất, góp phần vào việc đạt được mục tiêu Net Zero và tuân thủ các quy định CBAM trong tương lai.
Giới thiệu về mô hình PPA và dự án tại Nam Định
Mới đây, ngay đầu tháng 01/2021, Vũ Phong Energy Group và quỹ đầu tư tài chính ecoligo đã bàn giao hệ thống điện mặt trời theo mô hình PPA cho một doanh nghiệp lâm sản ở Nam Định là Công ty CP Lâm sản Nam Định (NAFOCO). Hệ thống này có công suất 1.13 MWp, sử dụng 2.520 tấm quang điện (tấm pin mặt trời) LG hiệu suất cao, 12 bộ inverter hoà lưới thương hiệu Đức SMA.
Chia sẻ của ông Bùi Đức Thuyên, Giám đốc Công ty CP Lâm sản Nam Định (NAFOCO) về hệ thống điện mặt trời
Theo chia sẻ của ông Bùi Đức Thuyên – Giám đốc Công ty NAFOCO, trước đây, do có nhiều nguồn thông tin nói rằng đầu tư hệ thống điện mặt trời có chi phí rất lớn, thời tiết miền Bắc không thuận lợi nên ông cũng nản. Nhưng sau đó, từ nhiều thông tin, tư liệu khác nhau, ông tìm hiểu được rằng miền Bắc có nhiều khả năng và cơ hội làm điện mặt trời. Thực tế, những ngày chạy thử nghiệm hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà máy, dù dưới thời tiết bình thường, thậm chí đang mùa đông, ông vẫn thấy được tín hiệu điện rất tốt. Điều này mở ra cho ông kỳ vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực này.
“Xanh hóa” hoạt động sản xuất, thực hiện các trách nhiệm về môi trường là yêu cầu quan trọng đang được đặt ra với các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa và nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi. Phát triển điện mặt trời, sử dụng năng lượng sạch còn được xem như một hướng đi “chiến lược” về mặt truyền thông. Tận dụng tốt “đòn bẩy” này sẽ giúp doanh nghiệp giữ được đà tăng trưởng và mở ra những cơ hội trong tương lai.
Để phục vụ tốt hơn cho các khách hàng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, đồng hành tốt nhất cùng quý khách hàng trong suốt vòng đời của hệ thống, đầu năm 2021, Vũ Phong Energy Group đã khai trương Văn phòng đại diện tại Nghệ An, tọa lạc ở số 327 Lê Duẩn, P. Trường Thi, TP. Vinh, ngay gần nút giao Lê Duẩn – Trần Phú – Trường Thi (vòng xuyến khách sạn Mường Thanh Phương Đông). Đây là văn phòng đại diện thứ 8 của Vũ Phong Energy Group tại Việt Nam, bên cạnh trụ sở chính ở Bình Dương. Quý khách hàng khu vực phía Bắc có thể trực tiếp đến Văn phòng đại diện Vũ Phong Energy Group tại TP. Vinh, Nghệ An hoặc Văn phòng đại diện tại Hà Nội (Tòa nhà T608, 643A Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm) để được tư vấn lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng như hỗ trợ mọi thông tin liên quan đến nguồn điện sạch này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171 nếu cần Vũ Phong Energy Group hỗ trợ! Vũ Phong Group Energy Group |