Tư vấn lắp đặt điện mặt trời cho gia đình cần chú ý những gì?

tư vấn lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Hôm nay Vũ Phong Energy Group sẽ tư vấn lắp đặt điện năng lượng mặt trời một số điểm quan trọng để bạn có thể chọn được một hệ thống điện mặt trời phù hợp cho gia đình mình.

Tư vấn lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Nhu cầu tiết kiệm tiền điện và có nguồn điện dự phòng khi mất điện là nhu cầu thiết yếu của hầu hết các gia đình. Hiện nay để đáp ứng được nhu cầu trên thì người ta tìm hiểu điện mặt trời rất nhiều, nhưng ai cũng băn khoăn không biết chọn hệ thống năng lượng mặt trời thế nào cho phù hợp với ngôi nhà của mình, vừa đạt chất lượng, thẩm mỹ mà lại có tính kinh tế cao.

Trước hết, điện mặt trời cho gia đình có hai hệ thống chính phổ biến, là điện mặt trời độc lậpđiện mặt trời hòa lưới. Chỉ những gia đình ở những vùng chưa có điện hoặc điện chập chờn không ổn định thì mới nên dùng hệ thống độc lập, vì chi phí cho ắc quy hay pin lưu trữ là khá cao, còn lại thì đa số nên dùng điện mặt trời hòa lưới, không cần ắc quy hay pin lưu trữ, hoặc có cần thì chỉ sử dụng khi cúp điện nên tuổi thọ cao hơn gấp nhiều lần.

Điện mặt trời hòa lưới cho gia đình phù hợp nhất theo tôi là các hệ thống từ 2 kWp đến 5 kWp (Kilo Watt Peak), mỗi ngày sản xuất được từ 10 đến 25 kWh điện và cần một diện tích lắp đặt khoảng 15 đến 35m2. Chi phí lắp đặt điện mặt trời thì tùy thuộc vào vị trí lắp đặt là mái ngói, sân thượng hay mái tôn, và yêu cầu kỹ thuật công nghiệp trong thi công như thang máng cáp, tủ điện điều khiển, cắt lọc sét, hệ thống bảo vệ, hệ thống đo đếm và giám sát từ xa…

Yếu tố cần chú ý khi lắp điện mặt trời cho gia đình

1. Thẩm mỹ ngôi nhà:

Lắp đặt pin năng lượng mặt trời nên làm cho ngôi nhà đẹp hơn, hiện đại hơn, chứ không chỉ đơn thuần là tìm chỗ nào đó rồi gác mấy tấm pin năng lượng mặt trời lên, nên yêu cầu công ty điện mặt trời tư vấn lắp đặt và báo giá lắp đặt điện năng lượng mặt trời kỹ về vị trí lắp đặt sao cho phù hợp nhất. Ví dụ ngôi nhà dưới đây của một CEO công nghệ rất nổi tiếng người Việt, sau khi lắp đặt pin mặt trời thì ngôi nhà trở nên rất đẹp và hiện đại:

lap dat dien mat troiDự án lắp điện mặt trời do công ty điện mặt trời Vũ Phong thi công lắp đặt Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụngDự án lắp điện mặt trời do công ty điện mặt trời Vũ Phong thi công lắp đặt

Dự án Điện Mặt Trời Hòa Lưới 2MWp do Vũ Phong Energy Group thi công lắp đặt cho khách hàng là công ty Đông Nam Việt tại Thới Hoà, Bến Cát, Bình Dương.

Một trong những dự án ấn tượng nhất mà Vũ Phong Energy Group hoàn thành trong giai đoạn cuối năm 2021: Hệ thống điện mặt trời 2,9 MWp theo mô hình PPA (Power Purchase Agreement) tại Nghĩa Hưng, Nam Định.

2. Lựa chọn công suất phù hợp

Ở đây cần xem nhu cầu sử dụng điện mỗi ngày là bao nhiêu để lắp đặt công suất phù hợp, cũng như nhu cầu sử dụng điện khi mất điện là bao nhiêu để tính toán hệ thống lưu trữ phù hợp. Trừ khi các bạn muốn bán điện thừa cho nhà nước thì nên lắp hết diện tích mái, còn lại thì nên lắp đủ dùng. Vì hệ thống điện mặt trời rất dễ nâng cấp nên hiện tại các bạn lắp hệ thống 2kwp và có thể tăng lên 3 hoặc 5kwp bất kỳ lúc nào. Lời khuyên là các bạn nên chọn bộ hòa lưới (inverter) công suất lớn hơn để dự phòng nâng cấp sau này.

home_energy
Nhu cầu thấp

Hệ thống điện mặt trời 3 kWp trở xuống cho gia đình dùng điện 1 – 2 triệu đồng/tháng (600 – 1200 kWh/tháng).

home_energy_feature_2
Nhu cầu trung bình

Hệ thống điện mặt trời 4 – 5 kWp cho gia đình dùng điện 2 – 3 triệu đồng/tháng (1200 – 1800 kWh/tháng)

home_energy_feature_1
Nhu cầu cao

Hệ thống điện mặt trời 6 – 8 kWp cho gia đình dùng điện 3 – 4 triệu đồng/tháng (1800 – 2400 kWh/tháng).

3. Nên chọn nhà cung cấp lắp đặt điện mặt trời gia đình có uy tín.

Điều này rất quan trọng. Nhà cung cấp uy tín luôn chọn các thiết bị điện mặt trời chất lượng cao, bảo hành lâu dài. Nhà cung cấp lớn và uy tín thường duy trì dịch vụ hậu mãi tốt để giữ thương hiệu, họ tính toán hệ thống lâu dài hơn, ví dụ thiết kế một hệ thống điện mặt trời thì các thiết bị chính như pin mặt trời, bộ hòa lưới hoặc các thiết bị đi kèm như khung, dây dẫn, máng cáp… nên được tính toán sử dụng được trên 30 năm. Đừng quá tiếc tiền chọn giá thật thấp để rồi hệ thống chỉ sau vài năm sẽ bị xuống cấp và hư hỏng.

4. Khi nào thì nên lắp hệ thống dự phòng dùng khi mất điện

Trong trường hợp tần suất mất điện ở khu vực các bạn hơn 2 lần 1 tháng thì mới nên lắp đặt hệ thống ắc quy hoặc pin lưu trữ dự phòng khi mất điện, còn ở các khu vực đô thị điện khá ổn thì chỉ nên dùng hòa lưới để tiết kiệm đáng kể chi phí.

5. Nên sử dụng các đèn cổng năng lượng mặt trời

Ngoài ra nếu có nhu cầu chiếu sáng sân vườn, hàng rào, hoặc cấp điện cho hòn non bộ, hồ cá nhỏ, nên sử dụng các đèn cổng, đèn sân vườn năng lượng mặt trời không cần phải đi dây dẫn hoặc cấp nguồn DC an toàn cho hệ thống bơm hồ cá.

6. Bao lâu hoàn vốn

Thông thường đầu tư hệ thống điện mặt trời chất lượng cao sẽ hoàn vốn sau 5 hoặc 6 năm và dùng điện miễn phí trên 30 năm.

Dịch vụ Vũ Phong Energy Group

Hệ thống điện mặt trời hoà lưới Hệ thống điện mặt trời hoà lưới Hệ thống điện mặt trời độc lập Hệ thống điện mặt trời độc lập
Trang trại điện mặt trời Trang trại – Nhà máy điện mặt trời Sản phẩm điện mặt trời Sản phẩm điện mặt trời

chứng nhận ISO Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Energy Group

3/5 - (1987 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.