Phát triển nhà cao tầng chưa đi đôi với tiết kiệm năng lượng
Phát triển nhà cao tầng từ lâu đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới, được xây dựng phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển. Thậm chí, tại nhiều thành phố như Chicago, New York… tốc độ phát triển nhà cao tầng đã chậm lại, ít nhà mới xây mà chủ yếu là cải tạo, sửa chữa vì đã có quá nhiều. Tại Việt Nam, các tòa nhà cao tầng cũng đang mọc lên san sát để làm chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn… Tuy nhiên, trong sự phát triển tất yếu đó, bên cạnh một số vấn đề còn tồn tại trong quy hoạch kiến trúc, việc tiết kiệm năng lượng tại các tòa nhà cũng là điều đáng xem xét. Trên thực tế, số lượng các tòa nhà có thiết kế để tiết kiệm năng lượng tối ưu như lắp đặt điện mặt trời, giàn nước nóng năng lượng mặt trời, sử dụng vật liệu cách nhiệt… chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Các tòa nhà cao tầng đang mọc lên ngày càng nhiều tại các đô thị ở Việt Nam (Ảnh internet)
Điện năng tiêu thụ tại các tòa nhà cao tầng hiện chiếm khoảng 35-40% tổng lượng điện tiêu thụ tại các đô thị. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng xây dựng của các công trình thương mại, tòa nhà ở cao tầng lại nhanh, khoảng 6-7% mỗi năm. Nếu việc xây dựng không đi đôi với các giải pháp công nghệ để tiết kiệm năng lượng, đây sẽ là một sự lãng phí rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam đã cam kết với quốc tế sẽ giảm 8% khí nhà kính so với kịch bản phát triển bình thường (BAU) vào năm 2030 và có thể giảm tới 25% nếu có sự trợ giúp quốc tế. Trong Nghị quyết 55-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ở mức 15% vào năm 2030 và 20% năm 2045. Nhà nước cũng đang có cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. (Xem thêm Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam tại đây). Do đó, việc thiết kế, tích hợp các giải pháp tiết kiệm điện tại các tòa nhà văn phòng là rất cần thiết để Việt Nam đạt được những mục tiêu trên.
Lắp đặt điện mặt trời – một phần của giải pháp tiết kiệm điện năng
Để tiết kiệm điện năng tại các tòa nhà cao tầng, cần song song thực hiện hai giải pháp là khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo miễn phí và giảm mức tiêu thụ năng lượng. Để các tòa nhà cao tầng khai thác được nguồn năng lượng tái tạo, lắp đặt điện mặt trời là biện pháp rất dễ thực hiện. Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà sẽ giúp tạo ra điện năng, cung cấp một phần cho những người trong tòa nhà sử dụng.
Một dự án lắp đặt điện mặt trời quy mô vừa do Vũ Phong Solar thực hiện
Bên cạnh đó, có thể kết hợp một số biện pháp giúp giảm điện năng tiêu thụ như:
Theo một số chuyên gia, nếu các công trình xây dựng như văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại… đầu tư hệ thống tiết kiệm năng lượng, chi phí sẽ phát sinh khoảng 3% nhưng phí vận hành lại giảm được tới 14-36%. Hơn nữa, giá lắp điện mặt trời và các công nghệ tiết kiệm điện đang ngày càng giảm. Vì vậy, xét về mặt kinh tế, đây cũng là một thuận lợi để đầu tư. Do đó, để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải nhà kính và biến đổi khí hậu, các chủ đầu tư tòa nhà cao tầng nên tính đến phương án lắp đặt điện mặt trời và các biện pháp tiết kiệm điện ngay từ khâu thiết cơ bản và vận hành công trình. Còn với những tòa nhà đã đi vào hoạt động, có thể bổ sung lắp đặt điện năng lượng mặt trời, giàn nước nóng năng lượng mặt trời và áp dụng những biện pháp tiết kiệm điện khác nếu được để đúng chuẩn “công trình xanh”.
Vu Phong Solar
Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.