Điện mặt trời mái nhà sẽ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM

phat-trien-kinh-te-xanh-tai-tp-hcm

Việc phát triển để sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà, là giải pháp cần thiết, sẽ góp phần quan trọng cho việc xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM. Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Tọa đàm “Xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM”, do Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 18/4/2023.

Tọa đàm “Xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM” có sự tham dự của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo một số hiệp hội như Hiệp hội Nhựa TP.HCM, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, lãnh đạo một số doanh nghiệp, chuyên gia tại các viện/trường và một số cơ quan truyền thông báo chí.

phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM Quang cảnh buổi tọa đàm “Xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM”

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về tình hình và nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế xanh ở TP.HCM, lộ trình phát triển kinh tế xanh, thông tin về các dự định của TP.HCM với chương trình phát triển kinh tế xanh trên địa bàn. Đại diện các doanh nghiệp cũng đã chia sẻ các sáng kiến và giải pháp xây dựng nền kinh tế xanh tại TP.HCM.

Trong đó, ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group, một doanh nghiệp có gần 15 năm phát triển năng lượng sạch, hiện được biết đến là nhà phát triển điện mặt trời chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, đã chia sẻ về lợi ích và sự cần thiết của việc phát triển để sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), trong xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM.

Theo ông Phạm Nam Phong, sử dụng điện mặt trời sẽ là giải pháp giúp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả để xây dựng nền kinh tế carbon thấp, nền kinh tế xanh tại TP.HCM. Bởi vì, lĩnh vực năng lượng hiện chiếm khoảng 30% tổng phát thải. Trong khi đó, TP.HCM có tiềm năng rất lớn để chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Tính đến hết năm 2022, công suất ĐMTMN tại TP.HCM mới đạt hơn 358 MWp – con số còn rất nhỏ so với tổng tiềm năng kỹ thuật theo tính toán có thể đạt hơn 5.000 MWp. Do có nhu cầu phụ tải cao, việc phát triển ĐMTMN tại TP.HCM hoàn toàn không gây áp lực lên hệ thống lưới điện, ngược lại còn giúp tăng thêm nguồn cấp điện tại chỗ, tăng năng lực cung ứng cho hệ thống điện Thành phố, có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của TP.HCM (trung bình GDP tăng trưởng 1% thì nhu cầu tiêu thụ điện tăng 1,5%, đồng nghĩa nhu cầu tiêu thụ năng lượng hàng năm tại TP.HCM tăng ít nhất 10%).

phát triển tại TP.HCM Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group – chia sẻ tại buổi tọa đàm

Thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp tại TP.HCM tiên phong về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, sử dụng các giải pháp năng lượng tái tạo; tuy vậy còn khá đơn lẻ. Trong khi đó, xu hướng về kinh tế xanh, phát triển bền vững đang diễn ra trên toàn cầu, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã yêu cầu xanh hóa toàn bộ chuỗi cung ứng. Do vậy, nếu các doanh nghiệp không chủ động sử dụng năng lượng sạch thì sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận đơn hàng. Chính vì thế, ông Phạm Nam Phong cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động cũng như cần có sự hỗ trợ để chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, chủ động áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó đồng thời góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế xanh tại TP.HCM.

Ông Phạm Nam Phong nhấn mạnh, có nhiều nhà phát triển dự án và đầu tư như Vũ Phong Energy Group sẵn sàng đồng hành với các doanh nghiệp để giảm phát thải thông qua sử dụng ĐMTMN, qua đó chung tay phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM. Với các giải pháp hợp tác linh hoạt như phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) mà Vũ Phong Energy Group tiên phong triển khai, doanh nghiệp có thể dùng điện mặt trời mà hoàn toàn không phải bỏ vốn đầu tư lắp đặt cũng như vận hành hệ thống, chỉ cần tận dụng mái nhà máy đang nhàn rỗi. Vũ Phong Energy Group cùng các đối tác sẽ đầu tư, phát triển hệ thống ĐMTMN. Vừa có cơ hội sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải, doanh nghiệp còn tiết kiệm được một phần đáng kể chi phí điện mỗi tháng nhờ mua ĐMTMN với giá thấp hơn giá điện hiện hành. Kết thúc hợp đồng, hệ thống điện mặt trời sẽ được chuyển giao toàn bộ miễn phí (0 đồng) cho doanh nghiệp, cam kết hiệu suất hệ thống khi chuyển giao trên 80-90% tùy điều kiện. Hiện khoảng 80% các dự án ĐMTMN mà Vũ Phong Energy Group đang triển khai cho doanh nghiệp là theo mô hình này.

Thông qua giải pháp PPA, Vũ Phong Energy Group đang đồng hành với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất ở nhiều ngành nghề để giảm phát thải, hướng đến phát triển bền vững, trong đó có những doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk, Duy Tân, Kiềm Nghĩa, Nhựa Đông Á… Đặc biệt, một số hệ thống đã nhận được các giải thưởng quốc tế uy tín về năng lượng.

phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM Các doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế carbon thấp, kinh tế xanh

Ông Phạm Nam Phong cho rằng, hiện nay TP.HCM đang đưa ra đề xuất Chính phủ cho phép phát triển ĐMTMN trên trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố, nếu sử dụng giải pháp tài chính tương tự bằng cách tận dụng nguồn vốn từ tư nhân bên cạnh phương án sử dụng nguồn vốn Ngân sách Thành phố thì sẽ giải quyết được rào cản về tài chính.

Cũng trong buổi tọa đàm, ông Phạm Nam Phong còn đưa ra gợi ý về việc TP.HCM nên hướng tới mục tiêu trung hòa carbon ngay trong mỗi công trình như các tòa nhà. Hiện trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 07/01/2022) Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã quy định chi tiết các cơ sở theo từng lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo từng giai đoạn. Do vậy, khi hướng tới mục tiêu tiên phong về trung hòa phát thải carbon, nếu TP.HCM cũng đưa ra các yêu cầu về lộ trình để các tòa nhà, cơ sở đạt trung hòa carbon, đây sẽ là động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp thực hiện việc giảm phát thải. Ông Phạm Nam Phong chia sẻ thêm, hiện Vũ Phong đang đầu tư Trung tâm sản xuất và Nghiên cứu thiết bị năng lượng tái tạo tại Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) và ngay từ khâu thiết kế, Vũ Phong đã chú trọng các giải pháp như sử dụng tối đa ĐMTMN, tận dụng nắng gió tự nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng, tăng mật độ cây xanh, thu gom nước mưa và tái sử dụng nước… để hướng đến mục tiêu tòa nhà tự trung hòa carbon.

phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM Phối cảnh Trung tâm sản xuất và Nghiên cứu thiết bị năng lượng tái tạo của Vũ Phong Energy Group tại Khu Công nghệ cao TP.HCM

Có thể nói, để xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM cần nguồn lực và quyết tâm rất lớn của tất cả các bên, đặc biệt cần sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nước và khu vực tư nhân. Và việc chung tay thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp sẽ giúp TP.HCM đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế xanh trên địa bàn Thành phố và tiên phong theo định hướng của quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Tin về Tọa đàm “Xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM” trên HTV9 (Nguồn HTV)

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.