Nắm rõ thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời, thủ tục bán điện mặt trời cho EVN sẽ giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp chủ động trong việc lắp đặt hệ thống, để việc lắp đặt suôn sẻ, đúng theo quy định của Nhà nước.
- Năng lượng mặt trời là gì, được dùng để làm gì?
- Hệ thống pin mặt trời xoay theo hướng nắng – Hiệu suất cao hơn đến 30%
- Sử dụng điện năng lượng mặt trời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp
Nội Dung
Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời được hướng dẫn ở luật nào?
Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo đang được ưu tiên phát triển tại Việt Nam. Đã có nhiều văn bản pháp luật thể hiện rõ điều này và hành lang pháp lý cho điện mặt trời cũng đang dần hoàn thiện. Từ năm 2017, thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời đã được hướng dẫn chi tiết trong (1*) Thông tư 16 về điện mặt trời (Thông tư số 16/2017/TT-BCT). Đây là Thông tư “Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời” được Bộ Công Thương ban hành ngày 12/9/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 26/10/2017.
(1*)Thông tư: là những văn bản giải thích hướng dẫn thực hiện các văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Tóm lại có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.
Sau đó, ngày 11/3/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Số 16/2017/TT-BCT, trong đó bao gồm hướng dẫn áp dụng giá mua bán điện mới và mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà.
Mới nhất, ngày 17/7/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời thay thế 2 thông tư về điện mặt trời trên. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31/8/2020. Như vậy, thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời và các hợp đồng mua bán điện mặt trời dành cho dự án điện mặt trời nối lưới và dự án điện mặt trời mái nhà hiện nay đều đang được áp dụng theo Thông tư 18 về điện mặt trời này.
- Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không, bao lâu hoàn vốn ?
- Phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về năm Covid thứ 2?
Dự án điện mặt trời áp mái cần được đầu tư, thi công lắp đặt và mua bán điện đúng thủ tục.
Chi tiết thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà theo Thông tư mới nhất về điện mặt trời
Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại các hộ gia đình, doanh nghiệp… được hướng dẫn như sau:
- Chủ đầu tư (bên bán điện) cần đăng ký đấu nối với bên mua điện (thường là các công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) với các thông tin bao gồm địa điểm lắp đặt, quy mô công suất, đường dây tải điện, điểm đấu nối dự kiến.
- Sau khi có ý kiến từ bên mua điện, hai bên thực hiện thỏa thuận đấu nối.
- Tiếp theo, chủ đầu tư thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phù hợp với quy định và gửi hồ sơ đề nghị bán điện bao gồm văn bản đề nghị bán điện ( giấy đề nghị bán điện mặt trời trên mái nhà), tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ biến tần, đường dây tải điện, máy biến áp (nếu có), các giấy chứng nhận xuất xưởng, chứng nhận chất lượng (bản sao y).
- Cuối cùng, các bên thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, tiến hành chốt chỉ số công tơ, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái và đóng điện, đưa hệ thống vào vận hành.
Để phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà, chủ đầu tư cần thực hiện đúng trình tự thực hiện và các thủ tục bán điện mặt trời cho EVN hay các đơn vị mua điện như trên. Lưu ý: các mẫu giấy đề nghị bán điện mặt trời trên mái nhà (hay mẫu đăng ký bán điện mặt trời), chủ đầu tư có thể tải về từ website của các công ty điện lực ở khu vực mình lắp đặt.
Mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái mới nhất hiện nay
Để thực hiện đúng thủ tục bán điện mặt trời cho EVN hoặc các bên mua điện, chủ đầu tư và đơn vị mua điện cần sử dụng hợp đồng bán điện cho EVN hoặc các bên mua điện theo mẫu quy định trong Thông tư 18 về điện mặt trời.
Nội dung hợp đồng mua bán điện mặt trời mẫu cho hệ thống điện mặt trời áp mái được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm thông tư trên. Trong mẫu hợp đồng này bao gồm các thông tin của bên bán điện và bên mua điện cùng 7 điều khoản: Điện năng mua bán; Giá mua bán điện; Xác nhận chỉ số công tơ, điện năng phát lên lưới và lập hóa đơn; Thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Giải quyết tranh chấp; Điều khoản thi hành.
Giá bán điện mặt trời cho EVN hiện nay là bao nhiêu?
Trong Thông tư 18 điện mặt trời của Bộ Công Thương về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mặt trời có nêu rõ về giá mua bán điện. Theo đó, giá điện năng lượng mặt trời bán cho evn thực hiện theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, ký ban hành ngày 06/4/2020 (hay còn được biết đến là giá điện mặt trời FIT 2 – giá điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh). Trong trường hợp bên mua điện không phải EVN, giá mua bán không cần theo giá điện bán cho EVN mà hai bên tự tiến hành thỏa thuận giá.
- Điện năng lượng mặt trời “sáng” từ Nam ra Bắc
- Toàn văn Quyết định của Thủ Tướng về cơ chế khuyến khích điện mặt trời Việt Nam
- Dự án lắp hệ thống điện mặt trời 5 kWp, EPC hộ gia đình, Hồ Chí Minh
Chủ đầu tư và bên mua điện cần ký hợp đồng mua bán điện theo mẫu của Thông tư 18 (Ảnh minh họa internet)
Lưu ý: Giá bán điện mặt trời cho EVN đối với hệ thống điện mặt trời áp mái theo Quyết định 13 được áp dụng cho các hệ thống có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/12/2020. Như vậy, hiện chỉ còn chưa đầy 1,5 tháng để chủ đầu tư tiến hành thi công lắp đặt, hoàn thiện hệ thống điện mặt trời sao cho kịp khung thời gian này và được bán điện mặt trời với giá ưu đãi hấp dẫn. (Xem thêm bài viết: Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư “chạy đua” với thời gian)
- Người dùng sắp được mua điện tái tạo trực tiếp từ đơn vị phát điện, không qua EVN
- Giá điện năng lượng mặt trời bán cho EVN 2019
- Đơn vị kWp là gì và có ý nghĩa thế nào trong hệ thống điện mặt trời?
Điện mặt trời vừa là một hình thức đầu tư sinh lời vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Nhìn chung, thủ tục đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời và thủ tục bán điện mặt trời cho EVN đối với các hệ thống điện mặt trời áp mái quy mô công suất không quá 01 MW và 1,25 MWp khá đơn giản. Với các quy định về bán điện năng lượng mặt trời được ban hành cụ thể và hướng dẫn chi tiết bởi Bộ Công Thương, đơn vị điện lực, các hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ không gặp bất cứ khó khăn gì khi tham gia phát triển điện mặt trời.
Vũ Phong Energy Group luôn cập nhật các thông tin, hướng dẫn, quy định về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời, thủ tục bán điện mặt trời cho EVN cũng như các quy định bán điện năng lượng mặt trời mới nhất để chủ đầu tư nắm rõ, thuận lợi hơn trong quá trình lắp đặt cũng như mua bán điện.
Trước khi tiến hành thi công lắp đặt hệ thống, các kỹ sư của Vũ Phong Energy Group sẽ tư vấn chi tiết cho quý khách hàng về hệ thống, hợp đồng lắp đặt điện mặt trời, thủ tục đăng ký bán điện năng lượng mặt trời cho đơn vị điện lực và hỗ trợ quý khách hàng xử lý tất cả các khâu về thủ tục giấy tờ, giấy phép, liên hệ với công ty điện lực… Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời, thủ tục bán điện cho EVN, các kỹ sư của Vũ Phong Energy Group sẽ hỗ trợ bạn – Bạn chỉ cần liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171 hoặc email về: hello@vuphong.com.
Bạn có thể tham khảo thêm về Quy trình làm việc của Vũ Phong Energy Group tại đây: https://vuphong.vn/ho-gia-dinh/
Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Energy Group hỗ trợ.
Vũ Phong Energy Group là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.
Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Energy Group.