4 giải pháp đề xuất để xây dựng lộ trình hướng tới 100% năng lượng tái tạo tại Việt Nam

100-nang-luong-tai-tao-tai-viet-nam-5

Ngày 26/4, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo Khởi động dự án “Đối tác đa bên hướng tới 100% năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) – MAP 100% RE”.

Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch, Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group – đã tham gia hội thảo và chia sẻ về Tầm nhìn 100% năng lượng tái tạo từ góc nhìn của một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Sau khi được tổ chức thành công ở Hà Nội vào tháng 3/2021, Hội thảo Khởi động dự án “Đối tác đa bên hướng tới 100% năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) – MAP 100% RE” đã được tổ chức tại TP.HCM. Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, trong đó có nhiều chuyên gia năng lượng, môi trường, các nhà đầu tư, lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Hội thảo nhằm giới thiệu và củng cố các nhóm đối tác đa bên với mục tiêu 100% năng lượng tái tạo tại 3 quốc gia là Việt Nam, Nepal và Uganda. Dự án sẽ được thực hiện trong 3 năm, từ năm 2020 đến năm 2023, với sự tham gia của liên minh bao gồm 10 tổ chức, trong đó có 7 tổ chức tại các quốc gia mục tiêu và 3 tổ chức của Đức. Tại Việt Nam, đối tác thực hiện Dự án bao gồm: Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam), Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD – thuộc VCCI).

100% năng lượng tái tạo tại Việt NamÔng Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI kiêm Giám đốc VCCI-HCM, phát biểu khai mạc hội thảo

Mạng lưới Đối tác đa bên (MAP) hướng đến và hoạt động theo cơ chế khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan khác nhau (bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà khoa học, đối tác phát triển) trong việc xây dựng lộ trình 100% năng lượng tái tạo dài hạn, cụ thể cho từng quốc gia; đồng thời có thể tạo điều kiện cho các đối thoại chính sách cần thiết để triển khai các quá trình chuyển đổi dài hạn hướng đến 100% năng lượng tái tạo. Vũ Phong Energy Group hiện là một thành viên trong nhóm nòng cốt của Mạng lưới.

100% năng lượng tái tạo tại Việt NamĐại diện đối tác thực hiện Dự án và một số thành viên nhóm nòng cốt của MAP

Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch, Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group – cho rằng mục tiêu thế giới và Việt Nam hướng đến 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050 là hoàn toàn khả thi. Theo ông Phong, để tiến tới 100% năng lượng tái tạo theo định hướng phát triển bền vững, cần tập trung nghiên cứu để phát triển các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực năng lượng (như hệ thống lưu trữ, hệ thống truyền tải, đẩy mạnh chuyển đổi số); đồng thời cần phát triển đồng bộ với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, xây dựng hệ thống phát triển mà năng lượng đóng vai trò nòng cốt. Ngoài ra, cần đạt được mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng theo định hướng của Chính phủ.

100% năng lượng tái tạo tại Việt NamÔng Phạm Nam Phong – Chủ tịch, Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group – chia sẻ về Tầm nhìn 100% năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đặc biệt, tại hội thảo, từ kinh nghiệm của một người đã nhiều năm quan tâm đến năng lượng tái tạo, đồng thời sáng lập, dẫn dắt doanh nghiệp tiên phong phát triển điện mặt trời và năng lượng sạch ở Việt Nam, ông Phong đã đưa ra một số giải pháp đề xuất để xây dựng lộ trình hướng tới 100% năng lượng tái tạo, như:

  • Thứ nhất, khuyến khích và không hạn chế điện mặt trời tự sản xuất tự tiêu thụ. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp FDI hay các doanh nghiệp sản xuất/gia công (nằm trong chuỗi cung ứng) cho các hãng lớn đang có định hướng 100% năng lượng tái tạo. Việc khuyến khích điện mặt trời tự sản xuất tự tiêu thụ sẽ mời gọi thêm các nhà đầu tư sản xuất vào Việt Nam cũng như mở rộng sản xuất nhiều hơn ở nước ta.
  • Thứ hai, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng như hệ thống lưu trữ (ESS), thủy điện tích năng. Thủy điện tích năng được xem là một mảnh ghép quan trọng cho bức tranh phát triển năng lượng tái tạo. Hiện Việt Nam mới đang trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên là Thủy điện Tích năng Bác Ái (Nình Thuận).
  • Thứ ba, cần có các chính sách dài hạn và hỗ trợ về lãi suất để doanh nghiệp có đủ thời gian phát triển bền vững, hạn chế tình trạng phát triển quá nhanh, dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường.
  • Thứ tư, lập các kế hoạch năng lượng toàn diện hơn bằng cách đưa năng lượng tái tạo trở thành trung tâm của chiến lược chuyển đổi năng lượng.

Việc xây dựng lộ trình 100% năng lượng tái tạo như Dự án MAP 100% RE đặt ra được kỳ vọng sẽ mang lại một tầm nhìn dài hạn cho quá trình chuyển đổi năng lượng từ “nâu” sang “xanh”, góp phần thiết lập các định hướng chính sách cấp thiết giúp Việt Nam thực hiện thành công Thỏa thuận Paris.

Vũ Phong Energy Group

5/5 - (2 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.