Chiến lược phát triển bền vững – lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

chien-luoc-phat-trien-ben-vung

Chiến lược phát triển bền vững có ảnh hưởng quan trọng, không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và bền vững của một doanh nghiệp.

Phát triển bền vững doanh nghiệp là gì?

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững và thực hành tốt theo chiến lược ấy sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị lâu dài, kiểm soát tốt các rủi ro, linh hoạt thích ứng, tăng cường hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu và thiện cảm của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng góp tích cực đến cộng đồng và môi trường xã hội.

Phát triển bền vững doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Phát triển bền vững được hiểu là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong khái niệm chung đó, với các doanh nghiệp, phát triển bền vững doanh nghiệp là một quy tắc, chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra và thực hiện để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp phải xây dựng quá trình vận hành và chiến lược quản trị để đảm bảo không tổn hại đến tài nguyên, lợi ích người lao động…

Như vậy, doanh nghiệp phát triển bền vững được đánh giá trên 3 khía cạnh, bao gồm: quá trình sản xuất sạch và hiệu quả; sản phẩm thân thiện với môi trường và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội.

Chiến lược phát triển bền vữngBa bình diện kinh tế, xã hội thịnh vượng và môi trường của tam giác phát triển bền vững

Lợi ích của chiến lược phát triển bền vững đối với doanh nghiệp

Chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một cơ sở vững chắc để tạo ra giá trị lâu dài. Nó cũng giúp doanh nghiệp nhận biết và quản lý rủi ro tốt hơn, xây dựng các mô hình kinh doanh linh hoạt và bền vững cùng hệ thống quản lý hiệu quả để ứng phó với những biến đổi trong quá trình hoạt động, phát triển.

Với chiến lược phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể tối ưu việc sử dụng tài nguyên và giảm lãng phí. Bằng cách áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên tự nhiên và vật liệu, doanh nghiệp sẽ cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm chi phí. Điều này cũng góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và mang lại các lợi ích kinh tế cả trước mắt và lâu dài. Hơn nữa, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định bền vững sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng thiện cảm từ khách hàng, nhân viên và cộng đồng, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường tiềm năng.

Chiến lược ESG

Chiến lược ESG cũng giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn để thích ứng tốt với những biến đổi nhanh chóng của thị trường, chẳng hạn như xu hướng tiêu dùng. Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới liên tục, doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị và duy trì sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thường liên tục có sự thay đổi.

Các nguyên tắc phát triển bền vững

Về nguyên tắc, phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững cho doanh nghiệp nói riêng, là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hóa đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững.

Từ nguyên tắc chung này, có ba khía cạnh doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi hướng đến phát triển bền vững, đó là:

  • Ngăn ngừa ô nhiễm: Doanh nghiệp chủ động ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách tập trung giảm thiểu hoặc loại bỏ chất thải trước khi chúng được tạo ra thay vì xử lý chất thải sau khi tạo ra chúng. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc cải tiến liên tục để giảm chất thải cũng như giảm tiêu thụ năng lượng;
  • Quản lý vòng đời sản phẩm: Tập trung giảm thiểu ô nhiễm trong suốt vòng đời sản phẩm chứ không chỉ trong quá trình sản xuất.
  • Công nghệ sạch: Tập trung vào việc phát triển và sử dụng những công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường.

Như vậy, khi hướng đến phát triển bền vững, đầu tiên doanh nghiệp cần tiết kiệm các nguồn lực đầu vào (nguyên liệu, năng lượng) và hạn chế tối đa các loại chất thải. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ từ sản xuất, phân phối, xử lý, tái chế sản phẩm theo hướng giảm thiểu việc tiêu thụ các nguồn lực và hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Việc xem xét tất cả các khâu liên quan đến vòng đời sản phẩm cần được ưu tiên ngay từ đầu, đồng thời chú trọng áp dụng công nghệ sản xuất sạch nhằm hạn chế tối đa các tác động đến môi trường.

Chiến lược phát triển bền vững của vinamilkĐiện mặt trời giúp doanh nghiệp sản xuất sạch, thực hành phát triển bền vững

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp

ESG (viết tắt từ bộ 3 tiêu chí Environmental, Social và Governance) là bộ cơ sở giúp các doanh nghiệp lên kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững và thực hiện nó một cách hiệu quả. ESG sẽ định hướng cho doanh nghiệp cách quản lý rủi ro cũng như nắm bắt các cơ hội phát triển trong 3 khía cạnh:

  • Môi trường: nguồn năng lượng, tài nguyên, rác thải trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
  • Xã hội: tính đa dạng, công bằng, an toàn, bảo mật, quan hệ kinh doanh và cộng đồng.
  • Quản trị: quy trình quản lý, cơ chế đãi ngộ và sự đa dạng trong Hội đồng quản trị để đưa ra quyết định hiệu quả.

5 bước giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược và thực hành ESG hiệu quả

Tùy ngành nghề, quy mô và mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng chiến lược cũng như tốc độ thực hiện ESG phù hợp. Quy trình 5 bước dưới đây là cơ sở giúp các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hành ESG hiệu quả hơn.

  • Xác định tầm nhìn, mục tiêu và hiện trạng: Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định tầm nhìn và mục tiêu bền vững rõ ràng, như xác định những vấn đề môi trường và xã hội quan trọng đối với ngành nghề của mình, các mục tiêu cụ thể để giải quyết chúng (giảm lượng khí thải, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo một chuỗi cung ứng công bằng…). Doanh nghiệp cũng cần nhìn lại và xem xét hiện trạng tài chính, nhân lực, vị thế… và nghiên cứu mức độ ảnh hưởng khi áp dụng các quy tắc phát triển bền vững ESG vào doanh nghiệp.
  • Thiết lập chiến lược: Dựa trên 3 trụ cột môi trường – xã hội – quản trị của ESG, doanh nghiệp lên ý tưởng và thiết lập chiến lược phù hợp. Doanh nghiệp cần thiết lập chiến lược theo các chỉ số và tiêu chí đo lường để theo dõi tiến độ và đánh giá tác động, như đo lường tiêu thụ năng lượng, khí thải carbon, mức độ tái chế… Từ đó, đưa ra các kế hoạch sử dụng tài nguyên một cách thông minh và hiệu quả, giảm lãng phí và tối đa hóa giá trị. Công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến có thể giúp giảm thiểu lượng chất thải, nước và năng lượng tiêu thụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có các kế hoạch cho chuỗi cung ứng và hợp tác với các đối tác nhằm giúp tăng cường hiệu suất và giảm tác động môi trường. Các mối quan hệ đối tác bền vững sẽ giúp doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững hiệu quả hơn, đồng thời có thể tạo ra cơ hội kinh doanh mới và tăng cường hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng lộ trình chuyển đổi nhằm giúp quá trình thực thi thuận lợi hơn, đồng thời đây cũng là căn cứ quan trọng để các nhân sự thích nghi và phối hợp thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Triển khai phát triển bền vững: Trước khi triển khai, doanh nghiệp nên thống kê lại những yếu tố cần thay đổi, nhân sự liên quan để đảm bảo tiến độ và tỷ lệ thành công. Trong quá trình triển khai các giải pháp phát triển bền vững theo lộ trình đã đặt ra, doanh nghiệp nên khuyến khích và truyền thông nội bộ liên tục để các nhân viên hiểu rõ và có động lực phát triển bền vững đúng nghĩa.
  • Đánh giá, báo cáo và tối ưu: Để đảm bảo hiệu quả của chiến lược phát triển bền vững, doanh nghiệp cần thực hiện việc theo dõi và đánh giá định kỳ. Điều này giúp xác định các điểm mạnh và yếu, cải thiện hiệu quả và cải tiến tối ưu. Công cụ và phương pháp đánh giá có thể bao gồm theo dõi tiến bộ đối với các mục tiêu bền vững đã đặt ra, đánh giá môi trường, kiểm tra tuân thủ quy định, khảo sát ý kiến khách hàng… Cuối cùng, doanh nghiệp cần báo cáo thông tin ESG đến các tổ chức liên quan cũng như đến cộng đồng, thể hiện rõ nỗ lực phát triển bền vững của mình đến các khách hàng, đối tác cũng như các cổ đông.

Điều quan trọng, một doanh nghiệp không thể phát triển bền vững khi đứng riêng lẻ mà phải có sự liên kết chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ hơn nữa và cần hợp tác để cùng nhau phát triển bền vững và cùng cộng đồng chung tay thực hiện phát triển bền vững.

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.