Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT

tram-sac-rmit-vuphongsolar

Trạm sạc năng lượng mặt trời: Vừa qua, Vũ Phong đã hoàn thành việc lắp đặt các trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên ở nước ta với công suất 600W mỗi trạm cho RMIT Việt Nam. Là một tên tuổi quốc tế, RMIT có quy trình làm việc rất chặt chẽ, yêu cầu cao về uy tín, thẩm mỹ và chất lượng.

Vũ Phong tự hào khi được RMIT tin tưởng từ khâu trình bày giải pháp, vượt qua các vòng xét duyệt và điều chỉnh phương án cho đến xây dựng hoàn thiện. Các trạm sạc năng lượng mặt trời không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn tạo ra nguồn điện ổn định, phù hợp với nhiều địa hình lắp đặt và có lợi cho môi trường. Hệ thống này giúp giảm áp lực lên lưới điện quốc gia, đặc biệt trong giờ cao điểm, và hỗ trợ việc sử dụng xe điện ngày càng phổ biến.

Tram sạc năng lượng mặt trời

Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT

Là một tên tuổi quốc tế, RMIT có quy trình làm việc rất chặt chẽ, yêu cầu cao về uy tín, thẩm mỹ và chất lượng. Vũ Phong tự hào khi được RMIT tin tưởng từ khâu trình bày giải pháp, vượt qua các vòng xét duyệt và điều chỉnh phương án cho đến xây dựng hoàn thiện.

Trạm sạc năng lượng mặt trời – nhu cầu thiết thực trong sử dụng năng lượng tái tạo

Công trình được ra đời bắt nguồn từ nhu cầu hết sức thiết thực. Ngày nay, điện thoại di dộng và máy tính xách tay gần như gắn liền với mọi người, đặc biệt khi làm việc. Các trạm sạc năng lượng mặt trời sẽ cho phép sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên trong trường có thể sạc các thiết bị quan trọng này vào mọi thời điểm trong ngày, kể cả khi mất điện. Điều này sẽ giúp việc học tập, giảng dạy và giữ liên lạc được thuận tiện, không bị gián đoạn vì các thiết bị hết pin nữa, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí điện năng cho trường học.

Ngoài ra, các trạm sạc điện mặt trời được thiết kế kèm bàn và ghế bằng đá granit đẹp và tiện lợi, cùng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED và các tấm thu năng lượng mặt trời đóng vai trò như mái che; các học sinh, thầy cô có thể lấy nơi đây làm chỗ nghỉ ngơi thư giãn, trò chuyện và làm việc kể cả ngày và đêm.

Toàn bộ dòng điện sạc và cấp cho đèn LED lấy từ năng lượng mặt trời, khiến các trạm sạc năng lượng mặt trời trở thành giải pháp tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường. Đặc biệt, mỗi trạm sạc được trang bị cổng sạc MicroUSB khiến việc sạc điện thoại thêm dễ dàng, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.

Đại diện Phòng Năng lượng sạch của RMIT Việt Nam – đơn vị quản lý trực tiếp dự án, ông Hayrettin Arisoy và chị Đỗ Thùy Dương đã có lời khen ngợi và thể hiện sự hài lòng đối với công trình. Đây là dự án thí điểm nằm trong chuỗi dự án điện mặt trời sử dụng năng lượng tái tạo mà RMIT Việt Nam đã lên kế hoạch cho nhiều năm tới, theo định hướng trường học xanh của hệ thống đại học RMIT trên toàn cầu.

Sau công trình này, RMIT Việt Nam sẽ tiếp tục với dự án trạm sạc lớn hơn dành cho xe điện năng lượng mặt trời. Những đổi mới này sẽ càng củng cố thêm hình ảnh môi trường học tập hiện đại và nhân văn tại đây, đồng thời thúc đẩy sản xuất xanh trong lĩnh vực giáo dục.

Vũ Phong Solar hy vọng rằng từ các trạm sạc này, mô hình sẽ được nhân rộng ra các trường đại học trên toàn quốc, và có thể các trạm sạc giúp cung cấp năng lượng cho bà con vùng nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi, giúp người dân có được nguồn năng lượng sạch ổn định và tiếp cận được thông tin liên lạc. Điều này sẽ góp phần vào việc phát triển năng lượng tái tạo và thúc đẩy các dự án Make in Vietnam trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Xem thêm một số hình ảnh của trạm sạc năng lượng mặt trời tại đại học RMIT

Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT

Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT

Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT

Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT

Trạm sạc năng lượng mặt trời đầu tiên tại đại học RMIT

SolarV Vũ Phong

Xem thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.