CEO Vũ Phong Solar: Chọn điện mặt trời vì “nó quá mới”

ceo-vuphonggroup

Phạm Nam Phong – người sở hữu 3 bằng kỹ sư ô tô, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh và marketing, cùng một công việc ổn định với mức lương 1.200 USD/tháng vẫn quyết định dấn thân hoàn toàn vào ngành năng lượng tái tạo ngay từ thuở ban đầu của ngành, năm 2009.

Quyết định 11/2017 và Quyết định 13/2020 về khuyến khích phát triển điện mặt trời đã thổi bùng lên cuộc chạy đua lắp đặt ở Việt Nam. Đến cuối năm 2020, tổng công suất điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp, trong đó điện áp mái là 9.300 MWp với 101.000 công trình đã được đấu nối.

Trong làn sóng đầu tư đó, một doanh nghiệp nội cũng đang lớn nhanh là Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar). Trong 3 năm gần nhất, công ty ghi nhận doanh thu tăng trưởng 100%/năm và lợi nhuận cũng tăng trưởng tương ứng. Lượng nhân sự tăng bình quân 50%/năm và mở 9 địa điểm kinh doanh trên cả nước.

Thương hiệu Vũ Phong Solar nổi lên sau khi trở thành công ty tư nhân Việt Nam đầu tiên thi công và được chuyển giao vận hành nhà máy điện mặt trời quy mô lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2019 – BIM 2 công suất 250 MW, và cùng đó là hàng loạt dự án lớn khác như Dầu Tiếng, Hồng Phong, Mũi Né…

Trước năm 2018, cứ 3 mái nhà lắp điện mặt trời thì xác suất có 2 mái do Vũ Phong Solar thi công lắp đặt. Phân khúc điện mặt trời áp mái trung cao cấp chính là mảng kinh doanh truyền thống của công ty, bên cạnh các mảng thi công và vận hành dự án điện cho các chủ đầu tư, làm tổng thầu EPC điện mặt trời áp mái, đầu tư và chuyển giao các dự án điện… Ông Phạm Nam Phong – Nhà sáng lập kiêm CEO Vũ Phong Solar chia sẻ với Người Đồng Hành.

Inverter Huawei SUN2000-215KTL-H0– Ông có thể kể lại khoảng thời gian ban đầu, khi từ bỏ công việc nghìn đô để theo đuổi ngành năng lượng tái tạo?

Trước khi sang làm điện mặt trời, tôi từng làm việc cho 4 tập đoàn nước ngoài. Năm 2008, tôi có tiếp quản bộ phận marketing tại một tập đoàn Đan Mạch nhưng khi đó cũng là lúc nền kinh tế xảy ra suy thoái. Với quan điểm có suy thoái thì sẽ có khởi đầu, bản thân luôn muốn tìm tòi cái mới, tôi bắt đầu nghiên cứu và tìm thấy mảng kinh doanh điện mặt trời.

Nghỉ việc cuối năm 2008, tôi mở công ty và đi nước ngoài tìm hiểu sâu hơn, tôi nghĩ rằng châu Âu sẽ thường đi trước mình khoảng 10 năm về xu hướng mới. Lúc đó họ nói nhiều về năng lượng tái tạo và bản thân thấy hấp dẫn nên chọn để tìm hiểu. Càng tìm hiểu sâu thì tôi càng thấy hay, thế là tôi mua một bộ mẫu về để nghiên cứu.

Giá nhập một bộ mẫu nhỏ hồi đó cũng rất giá trị khoảng 50 triệu đồng, trong khi tiền tích lũy trước khi khởi nghiệp chỉ có 200 triệu đồng. Tôi còn vay mượn thêm 200 triệu khác, nên lúc khởi sự kinh doanh chỉ có 400 triệu đồng.

Sau đó tôi còn lập ra trang web solarpower.vn để phổ biến kiến thức ngành. Song song đó, công ty cũng phải kinh doanh thêm các mảng khác như vật liệu xây dựng, thi công để trang trải chi phí và tồn tại trong vài năm đầu.

– Việc tiên phong trong một lĩnh vực mới như vậy có gặp trở ngại hay rào cản nào không?

Lúc quyết định khởi nghiệp, tôi cũng bị mẹ khuyên nhủ nhiều lắm bởi đang có công việc ổn định tại tập đoàn nước ngoài, lương tháng khi đó đến 1.200 USD.

Lúc đầu bản thân còn cảm thấy hối hận và nhiều khi chán nản muốn dừng lại. Công việc quá cực nhưng khi đã có anh em làm cùng thì mình không thể dừng lại được. Anh em trong ngành cũng khá thương vì mình chọn con đường này quá sớm, trước cả chục năm so với khi có quyết định của Thủ tướng về phát triển điện mặt trời.

xuất phát từ chuyện muốn làm cái gì đó khác biệt và chọn ngành điện mặt trời ví nó quá mới

Xã hội lúc đó chỉ biết điện mặt trời là làm cho vùng không có lưới điện và là ngành không có tương lai. Nhưng tôi tìm hiểu châu Âu làm điện mặt trời là cho vùng thành thị, cấp cả cho những nơi có điện chứ không phải ở những nơi không có lưới điện như bây giờ.

Lúc đó khái niệm điện mặt trời cũng chưa phổ biến, chúng tôi phải thay thế bằng khái niệm máy phát điện mặt điện trời để đi tiếp thị và educate (phổ cập kiến thức – PV) người dùng. Xã hội đã quen với máy phát điện chạy bằng xăng, bằng dầu nên khái niệm “máy phát điện mặt trời chạy bằng nắng” này dễ được chấp nhận.

– Bước ngoặt nào đến với công ty khi đó?

Cơ duyên lớn nhất vào cuối năm 2009 khi chúng tôi có khách hàng đầu tiên là Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước). Khách hàng đưa đề bài có cách nào không cần chở dầu ra vào các trạm kiểm lâm cách 80-90km mà vẫn phát điện không? Qua trao đổi thì chúng tôi nhận được gói thầu đầu tiên là 14 trạm điện năng lượng mặt trời 510W (tổng công suất trên 7kWp) cho các trạm kiểm lâm.

Sau khi nhận thấy được tiềm năng quá tốt, công ty nhập thiết bị về và bán tại các vùng chưa có lưới điện. Việc học tại trường Âu giúp tôi hiểu rõ về sự khác biệt của xu hướng mới, nên một khi đã khởi nghiệp thì tôi phải chọn cái mới. Và cũng may là mình chọn đúng (cười).

– Thời gian đầu công ty kinh doanh những gì?

Thời gian đầu, công ty có bán hệ thống máy phát điện cho các vùng hải đảo, vùng quê, vùng núi – nơi không có lưới điện và hạ tầng kém phát triển, dưới thương hiệu Solar V. Các sản phẩm chủ yếu như máy phát điện mặt trời, bộ điều khiển sạc, bộ đổi nguồn…

Ý tưởng hồi đó đơn giản là sản xuất và bán 1 triệu sản phẩm với giá 1 triệu đồng/máy, kiếm được 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên kế hoạch không thành công, doanh số qua nhiều năm đạt chưa tới 100.000 máy, do diện tích vùng không có lưới diện chỉ chiếm tỷ trọng dưới 1% dân số và thu nhập người dân quá thấp. Hiện nay sản phẩm vẫn còn hoạt động nhưng chủ yếu dưới dạng đi làm từ thiện cùng các tổ chức thiện nguyện.

Trong những năm kinh doanh đầu tiên thị trường rất khó, thậm chí phải nghĩ đến chuyện làm sản phẩm vali kéo cho dân picnic (du lịch), dùng để sạc điện thoại và laptop. Bản thân mình phải ráng tìm ra các thị trường ngóc ngách để bán thêm sản phẩm.

Năm 2014, chúng tôi có cơ hội lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho một vị khách đến từ Đức – chuyên gia ngành điện làm việc tại Vũng Tàu. Đây là dự án thi công điện mặt trời hòa lưới đầu tiên, mở ra mảng thi công cho doanh nghiệp và từ đây Vũ Phong Solar phát triển mạnh.

khát vọng make in Việt Nam trong mảnh điện tái tạo

– Ông hay nhắc về Make in Việt Nam, vậy Vũ Phong Solar đang thực hiện như thế nào?

Chúng tôi đang sở hữu công ty thành viên Vũ Phong Tech –  – một công ty chuyên về nghiên cứu các thiết bị vận hành hệ thống điện mặt trời như robot, flycam – drone quét nhiệt, hệ thống quản lý dữ liệu lớn (big data), cắt cỏ trang trại điện. Hiện tất cả các dự án mà Vũ Phong Tech vận hành đều sử dụng robot này. Đây là sản phẩm Make in Việt Nam hoàn toàn do kỹ sư trong nước chế tạo.

Sử dụng robot hiệu quả hơn nhiều so với thủ công, tiết kiệm chi phí 3-5 lần. Đặc biệt trên mái các nhà máy mà công nhân đi vệ sinh tấm pin thì rất nguy hiểm, trong khi robot chạy nhanh và an toàn hơn. Công ty đã sản xuất từ 2 năm trước và vận hành ổn định từ giữa năm 2019 tại các nhà máy, dự kiến bán thương mại từ quý II/2021.

Chúng tôi cũng đang phát triển các công nghệ bay giám sát, quét các lỗi trên bề mặt nhà máy. Công nghệ bay và robot là mảng mà Vũ Phong Tech rất tập trung trong 3-5 năm tới.

Ngoài ra, Vũ Phong Tech còn tổ chức hệ thống giám sát IoT (PV – Internet Vạn Vật) cho hệ thống điện mặt trời; thực hiện vận hành, bảo dưỡng và tối ưu nhà máy điện mặt trời; tham gia công tác dịch vụ kỹ thuật và vận hành các nhà máy điện gió.

Câu chuyện Make in Việt Nam của Vũ Phong Tech không chỉ là sản xuất robot để bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, không chỉ vận hành điện tái tạo ở Việt Nam mà còn tham gia thị trường vận hành ở quốc tế.

Khi được tiếp quản nhà máy để vận hành thì mình có cơ hội được ứng dụng và đưa thiết bị của mình vào thực tế như robot, các thiết bị vận hành, MiniSCADA, máy bay giám sát… để tạo ra một hệ sinh thái đi cùng. Đó là một cách xuất khẩu các thiết bị Make in Việt Nam và cũng là khát vọng của tôi.

cách xuất khẩu các thiết bị Make in Việt Nam và cũng là khát vọng của tôi.

– Câu chuyện vận hành của Vũ Phong Tech bắt đầu từ đâu?

Chúng tôi là đơn vị Việt Nam đầu tiên được chuyển giao vận hành nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á năm 2019 và cũng là dự án đầu tay của doanh nghiệp – Nhà máy BIM 2 tại Ninh Thuận.

Sau khi thi công điện cho tổng thầu Pháp, chúng tôi thuyết phục được tổng thầu đó thay vì tự vận hành trong 5 năm thì giao lại cho Vũ Phong Tech. Sau 2 tháng thử việc, chúng tôi đã được nhận chuyển giao hoàn toàn, tất cả nhân sự người Pháp rút về nước. Kết quả năm vận hành đầu tiên, Vũ Phong Tech đạt đến 99,99% độ sẵn sàng, kết quả gần như tốt nhất thế giới và so với mục tiêu của nhà máy chỉ là 97%.

Từ kết quả vận hành đầu tiên và đào tạo chuyển giao đó, Vũ Phong Tech đã hoàn chỉnh quy trình vận hành các nhà máy điện theo chuẩn quốc tế, cải tiến theo chất riêng và phù hợp với thị trường Việt Nam. Trong năm 2021, công ty chuẩn bị tiếp quản thêm nhiều nhà máy lớn khác.

Chi phí vận hành dù chỉ khoảng 2-3% doanh thu nhưng không làm tốt có thể bị thất thoát đến 5% doanh thu hoặc hơn, do đó việc chọn một nhà vận hành tốt là rất quan trọng trong ngành này. Đối với doanh nghiệp vận hành, mảng này mang lại biên lợi nhuận rất tốt.

– Trong quá trình phát triển, thành công nào ông cảm thấy hài lòng nhất?

Thành công ban đầu mà bản thân hài lòng nhất là đã thuyết phục được tổng thầu Pháp cho phép mình vận hành hoàn toàn nhà máy BIM 2. Một sản phẩm khác tôi cảm thấy hài lòng chính là robot lau pin nói ở trên. Sản phẩm này đang chạy hiệu quả so với cả nước ngoài và chạy được mọi công việc từ A đến Z.

– Vậy còn tiếc nuối lớn nhất trong hơn thập kỷ kinh doanh vừa qua?

Tôi nghĩ đó là việc chìm đắm quá lâu trong câu chuyện phát triển tại vùng không có lưới điện. Mình chờ chính sách điện mặt trời quá lâu nên mất đến 7 năm tăng trưởng thấp vì chỉ phục vụ cho một thị trường quá hẹp.

Lúc đó tôi cứ nhìn vào Tây Nguyên mà suy đoán cho cả nước, nhưng thực ra chỉ có khu vực này mới đặc thù ít lưới điện như vậy. Do đó sản phẩm Solar V không phát triển mạnh được, chỉ bán được ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung.

Lẽ ra công ty nên có một mảng kinh doanh gì đó khác để tạo được nguồn vốn chuẩn bị cho việc điện mặt trời bùng nổ. Và thực tế khi thị trường bùng nổ năm 2017, dòng tiền tích lũy của công ty không mạnh, do đó không tham gia đầu tư được các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn.

tiết nuối lớn nhất là chìm đắm quá lâu trong câu chuyện phát triển tại vùng không có lưới điện

– Gặp áp lực về nguồn vốn như vậy, công ty có kế hoạch nào không, chẳng hạn như lên sàn chứng khoán?

Công ty cũng có nhiều thời điểm gặp áp lực về vốn, khi mình muốn phát triển nhanh thì nguồn vốn phải nhiều. Như thời gian vừa qua, Vũ Phong Solar cần tiền để đầu tư một số dự án bán điện cho các nhà máy, nhưng phải đi vay trong nước với lãi suất quá cao 10-11%/năm, gây nhiều áp lực.

Do đó, chúng tôi đang cân nhắc tìm kiếm nguồn vốn ngoại với lãi suất thấp hơn. Ngoài ra, công ty cũng tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để nâng cao năng lực vốn và tiếp cận các khoản vay quốc tế.

Nhà đầu tư chiến lược được kỳ vọng có năng lực tốt về vốn, mạng lưới kinh doanh rộng và có liên quan đến các lĩnh vực Vũ Phong Solar.

Vũ Phong Solar dự kiến 3-4 năm tới sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn TP HCM (HoSE). Công ty dự kiến đại chúng hóa và giao dịch tại UPCoM trên 2 năm để đủ điều kiện chuyển sàn. Trước khi lên HoSE, chúng tôi cũng mong muốn tìm được nhà đầu tư chiến lược trước để có điều kiện niêm yết tốt hơn.

Việc niêm yết cổ phiếu là ước mơ lớn của bản thân, mong muốn những người đã đóng góp lâu năm được sở hữu công ty trên sàn chứng khoán và tạo nguồn lực tốt hơn nữa để xây dựng câu chuyện trăm năm tới của Vũ Phong Solar.

tương lai của ngành điện tái tạo phải là kết hợp lưu trữ lớn

– Từ góc độ doanh nghiệp trong ngành, ông đánh giá như thế nào về những chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời hiện nay?

Theo tôi, hạn chế của điện mặt trời là công suất không đều và theo nắng, do đó phát triển điện mặt trời là phải phân tán. Tuy nhiên, chính sách gần đây là cào bằng và giống nhau cho cả nước, điều đó dẫn đến điện mặt trời chỉ phát triển được ở miền Trung và miền Nam.

Trong khi đó miền Bắc có tiềm năng phát triển còn tốt hơn châu Âu, nắng tốt hơn cả Đức – một quốc gia rất phát triển điện mặt trời. Do đó chính sách sắp tới theo tôi nên ưu tiên cho miền Bắc, vùng nào bức xạ thấp thì giá cao để giúp việc phân tán được tốt hơn, điều độ của quốc gia đỡ áp lực.

Một vấn đề khác là nên ưu tiên phát triển điện mặt trời ở vùng có phụ tải cao như Đông Nam Bộ và các mái nhà khu công nghiệp để đỡ tốn áp lực truyền tải. Điện tái tạo đang tập trung quá nhiều ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ – những khu vực chưa có nhu cầu sử dụng nhiều điện.

Tóm lại, quy hoạch điện mặt trời sắp tới nên tập trung phát triển tại phía Bắc và các vùng tự sản xuất tự tiêu thụ như khu công nghiệp, khu đô thị, mái nhà văn phòng… vừa không tốn nhiều diện tích đất mà lại đỡ áp lực truyền tải điện, làm mát cho hệ thống.

Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng

– Vậy ngoài điện mặt trời, công ty có tham gia các loại hình năng lượng khác không?

Điện gió ngoài khơi trải dài khắp đất nước được xem là an ninh biển đảo, mỗi cột điện gió giống như một radar. Việc vận hành và bảo dưỡng các nhà máy này theo tôi phải do chính người Việt Nam làm, doanh nghiệp Việt theo đó cần nâng cao năng lực lên ngang tầm quốc tế.

Vừa rồi chúng tôi có 3 đội đi làm nhiệm vụ sửa chữa, thay mới và nâng cấp ở quần đảo Trường Sa. Vũ Phong Tech cũng đang chuyển giao công nghệ và vận hành điện gió của đối tác Đức, nhằm chuẩn bị cho việc vận hành điện gió ngoài khơi. Chúng tôi buộc phải đào tạo, xây dựng quy trình chuẩn quốc tế và đây cũng chính là một câu chuyện Make in Việt Nam.

Hướng tiếp theo nữa sau điện gió sẽ là điện sóng biển với tiềm năng rất lớn, gấp nhiều lần quy mô điện mặt trời hiện tại bởi lợi thế hơn 2.000km bờ biển của Việt Nam. Nếu khai thác tốt điện gió và điện sóng biển thì đó sẽ là lợi ích kép.

miền bắc có tiềm năng phát triển còn tốt hơn châu âu

– Ông dự báo tương lai ngành điện tái tạo ở Việt Nam sẽ như thế nào?

Tính đến hết năm 2020, quy mô các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh và thị trường đó hiện đủ lớn để cho Vũ Phong Tech tung hoành và cũng là cơ hội để doanh nghiệp vươn ra quốc tế.

Theo quy hoạch trong 10 năm tới, lĩnh vực điện tái tạo cần phát triển khoảng 30.000 MW. Tôi tin rằng ngoài điện truyền thống thì sẽ có các ứng dụng về mặt lưu trữ lớn; trong đó có hệ thống ESS cho điện mặt trời hay thủy điện tích năng

Hệ thống ESS (Energy Storage System – hệ thống lưu trữ năng lượng) là nhằm hóa giải sự lên xuống không đều độ của chất lượng nắng, tức là giải quyết vấn đề điện thừa vào ban ngày và điện thiếu vào ban đêm hay lúc bóng râm.

– Xin cảm ơn ông!

(Theo Huy Lê – Người Đồng Hành)

Xem Thêm:

 

Đánh giá post

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.