Những năm gần đây, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, biến đổi khí hậu được xem là một vấn đề cấp bách toàn cầu, lối sống xanh được nhiều người quan tâm và dần trở thành xu thế của thời đại. Sự thay đổi của người sử dụng sang hướng tiêu dùng xanh khiến các nhà sản xuất cũng phải “chuyển mình” để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu mới.
- 4 công trình xanh ấn tượng trên thế giới
- Điện mặt trời chất lượng cao cho văn phòng doanh nghiệp và nhà máy sản xuất
- Phát triển năng lượng sạch một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh
Sống xanh, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến tại các nước phát triển và đang lan tỏa mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình trở lên. Đây được coi là bước triển khai thực tiễn và quan trọng của khái niệm tiêu dùng bền vững, nhằm giảm tác động của xã hội đối với môi trường.
- Kinh tế tuần hoàn – Nền tảng để Việt Nam phát triển bền vững
- Phát triển kinh tế tuần hoàn – Xu hướng tất yếu cho mục tiêu tăng trưởng xanh
Tiêu dùng xanh là mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe của con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên. Nó xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống cho con người. Trong xu hướng tiêu dùng xanh, các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường được ưu tiên lựa chọn và được coi như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
Sống xanh, tiêu dùng xanh đã trở thành một xu hướng toàn cầu (Ảnh minh họa internet)
Theo một báo cáo về xu hướng tiêu dùng năm 2019, phần lớn người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm được đóng gói bằng vật liệu thân thiện môi trường, thậm chí thế hệ Millennial đồng ý trả nhiều hơn 10%. Trong khi đó, khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen chỉ ra, có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm đến từ thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường (tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á là 76%). Việc doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng tác động đến quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt.
- Hành động vì môi trường xanh!
- Điện mặt trời – “Vũ khí cạnh tranh” mới của các dự án bất động sản
- Tận dụng năng lượng tái tạo: Chiến lược thắng kép cho ngành chế biến thủy hải sản
Bài toán mới cho doanh nghiệp
Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn lối sống xanh đã thôi thúc ngành sản xuất thay đổi. Chẳng hạn như, trong ngành thời trang, các thương hiệu toàn cầu như Nike, Adidas, Zara, H&M, Levi’s… đã đồng loạt có những hành động hướng đến sản xuất bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan đến môi trường và khí hậu.
Trong đó, Nike cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy vào năm 2025; Zara cam kết đến năm 2025 chỉ sử dụng bông, vải lanh và polyester hữu cơ hoặc tái chế để làm quần áo, hạn chế sản xuất gây tác hại đến môi trường; H&M hiện có 35% sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu tái chế và mục tiêu đến năm 2030 sẽ chỉ dùng loại nguyên liệu này… Hay, cũng trong xu thế sản xuất bền vững, BMW cho ra mắt mẫu ô tô điện BMW i3 được sản xuất theo quy trình tiết kiệm 50% năng lượng và 70% nước, 95% kết cấu xe có thể tái chế. “Ông lớn” ngành thiết kế nội thất IKEA đã bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần trong các chuỗi cửa hàng và nhà hàng vào năm 2020, đặt mục tiêu sẽ giảm trung bình 70% tác động khí hậu tổng thể trên mỗi sản phẩm vào năm 2030. Nhiều doanh nghiệp toàn cầu hướng đến sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình.
- Xu hướng điện mặt trời năm 2021 khi không còn FIT 2
- Điện mặt trời – một giải pháp thiết kế cho các tòa nhà xanh
Sử dụng năng lượng tái tạo – một giải pháp giúp doanh nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
Xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh cũng đặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt để phù hợp với xu thế phát triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Để thuận lợi bước chân vào các thị trường “khó tính” như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… và có thể hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này, ngoài việc đảm bảo yếu tố chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải vượt qua bài toán “xanh” trong hoạt động sản xuất với nhiều tiêu chí như xử lý đạt tiêu chuẩn chất thải phát sinh, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải…
- Lợi ích khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì?
- Ngành giao thông vận tải chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính
Ngay ở thị trường trong nước – thuộc nhóm thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới với 100 triệu dân, trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp cũng đã “chuyển mình”, chọn hướng kinh doanh “xanh, sạch” làm lợi thế cạnh tranh.
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư bài bản công nghệ, trang thiết bị dây chuyền sản xuất để cải tiến quy trình, hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững. Nhiều nhà máy đã lựa chọn đầu tư lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo để chủ động sử dụng năng lượng sạch, bên cạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện, nước trong quá trình sản xuất… Không ít siêu thị, doanh nghiệp ngành F&B đã ưu tiên sản xuất, phân phối các sản phẩm “xanh”, đồng thời sử dụng các bao bì, vật dụng bằng chất liệu thân thiện môi trường thay vì chất liệu nylon, nhựa sử dụng một lần…
Xu hướng tiêu dùng xanh, sống xanh được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Do đó, sự dịch chuyển sản xuất xanh đúng lúc để bắt kịp nhu cầu thị trường chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, xanh hóa sản xuất cũng đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng – xã hội, nhằm chung tay bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chung.
Xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống, tiêu dùng bền vững là 2 trong 4 chủ đề chính trong kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020. Theo đó, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, bao gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động cụ thể. 4 nhóm chủ đề chính gồm: (1) Xây dựng thể chế và Kế hoach tăng trưởng xanh tại địa phương; (2) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (3) Thực hiện xanh hóa sản xuất; (4) Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, việc triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2021. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhiều quốc gia đang thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh hay “phục hồi xanh”. Với Việt Nam, việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. |