Logistics xanh – mắt xích quan trọng cho sự phát triển bền vững

Logistics-xanh

Xanh hóa ngành logistics và ứng dụng logistics xanh vào kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững…

Một giai đoạn trong chuỗi cung ứng xanh

Trong chiến lược phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn, một trong những yếu tố quan trọng là xây dựng chuỗi cung ứng xanh. Với các doanh nghiệp, việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng được xem như một phần trong chiến lược đầu tư xanh, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự nhiên, thân thiện với môi trường, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

Để hình thành một chuỗi cung ứng xanh phải trải qua nhiều giai đoạn và logistics xanh là một trong số đó. Cụ thể, để xây dựng chuỗi cung ứng xanh, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ việc tìm nguồn cung ứng, lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Sau đó, đưa ra các thiết kế xanh và “xanh hóa” sản xuất với đồng bộ các giải pháp như sử dụng năng lượng sạch, sản xuất tiết kiệm năng lượng, tái chế chất thải… đồng thời sử dụng bao bì xanh và cải tiến xanh trong quản lý, vận hành kho. Logistics xanh là giai đoạn tiếp theo, khi doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống vận tải xanh để đưa các sản phẩm xanh đến tay người tiêu dùng.

Logistics-xanhDoanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch để “xanh hóa” sản xuất

Có thể thấy, logistics xanh là một mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng cũng như trong lộ trình phát triển bền vững. Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường và xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn đang diễn ra trên toàn cầu, logistics xanh ngày càng được quan tâm và đầu tư một cách chuyên nghiệp.

Cơ hội khi phát triển logistics xanh

Xây dựng các chuỗi cung ứng xanh đang là xu thế toàn cầu, tiên phong bởi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn lối sống xanh đã thôi thúc cả đơn vị sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ logistic cùng thay đổi. Hàng loạt thương hiệu toàn cầu đã đưa ra các cam kết và triển khai các kế hoạch hành động nhằm thiết lập chuỗi cung ứng xanh, giảm dấu chân carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm hướng tới tăng trưởng bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan đến môi trường và khí hậu. Chẳng hạn như, Nike đã cam kết giảm 65% phát thải khí nhà kính ở những nơi do họ sở hữu hoặc vận hành và 30% trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình vào năm 2030; Hitachi – Tập đoàn công nghệ lớn của Nhật Bản – đã cam kết sẽ loại bỏ khí thải carbon khỏi hoạt động kinh doanh vào năm 2050 và sẽ làm việc với hơn 30.000 nhà cung cấp để hiện thực hóa mục tiêu này. Kuehne + Nagel (K+N) – doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới cũng đã cam kết sẽ trung hòa hoàn toàn carbon trong mọi phạm vi hoạt động của mình từ năm 2020, đồng thời chủ động giải quyết dấu chân carbon từ các dịch vụ vận tải được thực hiện bởi các nhà cung cấp của họ như các hãng hàng không, hãng tàu và các công ty vận tải đường bộ… từ cuối năm 2030. Chính vì vậy, phát triển logistics xanh song hành với sản xuất xanh sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao sức cạnh tranh để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như khả năng tiếp cận người tiêu dùng.

Logistics-xanhLogistics xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu (Ảnh minh họa internet)

Bên cạnh đó, ngành logistics đang phát triển rất nhanh. Quy mô thị trường logistics toàn cầu năm 2021 ước đạt 3.215 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020. Tại Việt Nam, ngành logistics Việt Nam cũng đang tăng trưởng nhanh, bình quân khoảng 14-16%/năm. Báo cáo của Agility (nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới) về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 cho thấy: Việt Nam hiện đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu, tăng thêm 3 bậc xếp hạng so với năm 2020. Phát triển logistics xanh sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này ngay tại thị trường nội địa, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và thương mại điện tử đang tăng trưởng nhanh, đồng thời mở ra nhiều cơ hội ở thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, “xanh hóa” logistics sẽ giúp giảm phát thải khí CO2, giảm thiểu những tác động của logistics đối với môi trường, từ đó góp phần xây dựng môi trường bền vững. Đây cũng là điều mà toàn thế giới, trong đó có Việt Nam đang tích cực chung tay thực hiện. “Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước có nền kinh tế phát thải lớn, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” (Trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP26, ngày 01/11/2021).

Đa dạng các giải pháp “xanh hóa” logistics:

  • Vận tải xanh: sử dụng các phương tiện vận tải tạo ra lượng khí thải thấp hơn như xe điện sử dụng năng lượng sạch, vận tải đường thủy…
  • Bao bì xanh: sử dụng các bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng, bao bì dùng vật liệu có thể phân hủy và phân hủy sinh học…
  • Kho bãi xanh: kho bãi sử dụng năng lượng sạch và hiệu quả, thiết kế công trình bền vững…
  • Quản lý dữ liệu logistics xanh: ứng dụng công nghệ để quản lý dữ liệu hiệu quả, nâng cao hiệu quả logistics, giảm tối đa thời gian vận chuyển và giao nhận…
  • Logistics ngược: tăng cường tái sử dụng các sản phẩm, bao bì, vật liệu; tái sản xuất và tân trang…

Vũ Phong Energy Group

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.