Kinh tế tuần hoàn – Nền tảng để Việt Nam phát triển bền vững

hoi-nghi-kinh-te-tuan-hoan

Kinh tế tuần hoàn chính là giải pháp để chúng ta có thể tiếp tục vững tin đi trên con đường đến phát triển bền vững, cùng với kinh tế xanh và kinh tế carbon thấp” – nhấn mạnh từ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại “Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn”, ngày 28/6/2022.

Vấn đề cấp thiết cho mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững

Phát biểu khai mạc tại “Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chia sẻ về lợi ích của kinh tế tuần hoàn, tầm quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như vai trò cấp thiết của nó trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng, Việt Nam đang cùng các quốc gia trên thế giới hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 cũng như thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Theo báo cáo được công bố vào tháng 5/2022 của Tổ chức Khí tượng thế giới, 4 chỉ số chính về biến đổi khí hậu, bao gồm nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt đại dương và axit hóa đại dương đã lập kỷ lục mới vào năm 2021. Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo, các hệ sinh thái trên Trái Đất đang tiếp tục suy thoái hoặc biến đổi; đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người, chạm ngưỡng không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), gia tăng các thách thức về biến đổi khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực và nguồn nước.

Để ngăn chặn biến đổi khí hậu, hướng tới sự phát triển bền vững, tại Hội nghị COP26, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trong đó, chuyển đổi cơ cấu năng lượng sang ưu tiên năng lượng sạch, tái tạo là trọng tâm.

Trong bối cảnh đó, kinh tế tuần hoàn được nhận định là nền tảng tạo ra “chìa  khóa vàng” giúp Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero như đã cam kết, cũng như góp phần chống lại biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, để phát triển bền vững.

“Vấn đề cấp bách hiện nay là cần có mô hình kinh tế hiệu quả hơn về sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Và đó là kinh tế tuần hoàn” – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

kinh-te-tuan-hoanBộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc Hội nghị (Nguồn ảnh: VnEconomy)

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, phát triển kinh tế tuần hoàn thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp. Mô hình kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích như giúp giảm phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi giá trị; tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác và tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa việc phát thải khí thải, chất thải rắn ra môi trường. Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng… Cùng với đó, xã hội sẽ được hưởng lợi nhờ giảm chi phí trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, tạo ra thị trường mới, cơ hội mới, việc làm mới và nâng cao sức khỏe cho người dân.

Nhiều khuyến nghị để phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Tại Hội nghị, đã có nhiều khuyến nghị được đưa ra nhằm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Trong đó, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đã đưa ra bốn khuyến nghị: Việt Nam nên lên khung chương trình cho phục hồi kinh tế xanh sau đại dịch Covid-19, trong đó chú trọng chuyển đổi nền kinh tế sang tuần hoàn; thúc đẩy các thành phố và đô thị thông minh; thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ bền vững; và tập trung phát triển năng lượng tái tạo để đạt được các mục tiêu về kinh tế xanh.

kinh-te-tuan-hoan-Năng lượng tái tạo nên được tập trung phát triển để đạt được các mục tiêu về kinh tế xanh

Trong khi đó, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch VCCI đã đề xuất năm kiến nghị cụ thể trong trung và dài hạn để tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Nhà nước, Chính phủ và doanh nghiệp trong thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Các kiến nghị bao gồm: (1) xây dựng cơ chế khuyến khích việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn; (2) thúc đẩy và tham gia hợp tác quốc tế hiệu quả trong các hiệp định và cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu và phát triển xanh; (3) tập trung xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn ở một số ngành, lĩnh vực thành công để làm cơ sở phổ biến, nhân rộng; (4) hỗ trợ tiếp cận theo phương thức đầu tư hợp tác công tư nhằm huy động tối đa nguồn lực các bên liên quan; và (5) đầu tư nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức đại diện doanh nghiệp để tăng cường khả năng tập hợp, đối thoại, góp ý hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế, phổ biến chính sách pháp luật, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập quốc tế với các tiêu chuẩn cao…

“Việt Nam phải xây dụng chính sách và có những hành động thực tế nhằm thu hút, kêu gọi sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, địa phương để thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm phát thải”, chia sẻ từ ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch VCCI.

“Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại Hà Nội ngày 28/6/2022. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên hội nghị về kinh tế tuần hoàn được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành về mô hình kinh tế này.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã chính thức khai trương Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam. Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường và UNDP phối hợp triển khai xây dựng, với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Na Uy, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Hà Lan.

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.