Giải pháp lưu trữ năng lượng (ESS) và ứng dụng tại Việt Nam

giai-phap-luu-tru-nang-luong-ess

Tiếp nối thành công của webinar lần thứ nhất về vận hành nhà máy điện gióđiện mặt trời, chiều ngày 12/12/2021, Cộng đồng Năng lượng tái tạo Bến Tre (BTREA) đã phối hợp cùng Trung Tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Vũ Phong Energy Group tổ chức webinar thứ hai với chủ đề “Giải pháp lưu trữ năng lượng (ESS) và Ứng dụng cho các dự án tại Việt Nam”. Webinar thu hút sự tham gia của hơn 140 người, với hai phần chia sẻ kỹ thuật từ PECC4 và PECC5.

Trong đó, ông Nguyễn Văn Lượng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 5 (PECC5) đã chia sẻ tổng quan về hệ thống điện Việt Nam và các giải pháp tích hợp ESS. Ông Lượng cho biết, theo số liệu thống kê của PECC5 đến tháng 12/2021, mặc dù các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ tương đối cao (27%) trong tổng công suất nguồn đặt của cả nước nhưng tỷ trọng sản lượng tối đa còn thấp, chỉ khoảng 9,6%. Nhu cầu phụ tải điện cao ở hai miền Nam, Bắc nhưng rất thấp ở khu vực miền Trung, có sự chênh lệch cao giữa tổng sản lượng tối đa với nhu cầu phụ tải ở miền Trung và miền Nam, đặc biệt là ở miền Trung. Trong khi đó, hệ thống điện cục bộ tại một số khu vực chưa đáp ứng về giải tỏa công suất nguồn dẫn đến nhiều dự án năng lượng tái tạo đã phải cắt giảm công suất…

Chính vì vậy, việc tích hợp lưu trữ năng lượng sẽ có vai trò tích cực cho hệ thống điện Việt Nam và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh, tiềm năng mở rộng thị trường lớn. Các giải pháp ESS sẽ giúp cải thiện tình trạng quá tải lưới điện, tăng cường ổn định hệ thống điện, giảm yêu cầu dự phòng công suất trên hệ thống, điều chỉnh tích cực biểu đồ phụ tải giữa các chế độ cao/thấp điểm, tăng độ linh hoạt trong vận hành hệ thống điện, tăng khả năng tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện.

giai-phap-luu-tru-nang-luong-essWebinar có sự tham dự của hơn 140 người, dẫn bắt bởi bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc GreenID và ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group

Theo ông Lượng, có 3 công nghệ lưu trữ năng lượng phổ biến nhất là: lưu trữ quay/tụ điện đáp ứng khoảng thời gian ngắn; lưu trữ điện hóa – pin lưu trữ (BESS) với thời gian lưu trữ trung bình từ vài giờ với dung lượng không quá lớn; và lưu trữ thủy điện tích năng có thời gian lưu trữ dài hơn lên đến hàng tháng, hàng năm và khả năng lưu trữ đến vài GW. Trong đó, số liệu từ IEA, tính đến cuối năm 2020, tổng dung lượng lưu trữ pin đã lắp đặt trên toàn cầu khoảng 17 GW (riêng năm 2020 lắp đặt 5 GW). Trong những năm tới, hướng đến các mục tiêu giảm phát khí nhà kính, năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục phát triển, thị trường BESS được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa. Ông Lượng cũng chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế như ở Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc tích hợp hệ thống ESS và cho rằng cần có nghiên cứu tính toán quy hoạch tổng thể ESS cho hệ thống điện Việt Nam.

Ông Trần Viết Thành, Phó Phòng Nghiên cứu phát triển và quản lý chất lượng – Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 4 (PECC4) cũng nhận định: “Việc phát triển bùng nổ, nhanh chóng của các dự án năng lượng tái tạo và tiến độ đầu tư lưới điện truyền tải chưa đáp ứng được nhu cầu truyền tải công suất. Do đó, thị trường đầu tư pin lưu trữ tại các khu vực có nhiều nhà máy năng lượng tái tạo ở Việt Nam là rất lớn. Hệ thống lưu trữ pin giúp giảm áp lực truyền tải cho lưới điện, tăng khả năng ổn định hệ thống điện và giảm thiểu công suất cắt giảm cho các nhà máy năng lượng tái tạo”. Tại webinar, ông Thành cũng chia sẻ nghiên cứu các trường hợp và phương pháp xác định dung lượng BESS trong nhà máy năng lượng tái tạo như nhà máy điện gió.

Hai phần chia sẻ về các giải pháp ESS đều nhận được sự quan tâm, trao đổi sôi nổi của những người tham dự. Các chuyên gia cùng thống nhất rằng, để ứng dụng BESS và các giải pháp lưu trữ ESS tại Việt Nam, Chính phủ cần cơ chế và chính sách để phát triển lưu trữ đồng bộ với cơ chế phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời tiếp tục triển khai các dự án thí điểm tại các khu vực có nguồn năng lượng tái tạo cao và hệ thống điện đang quá tải; đưa vào Quy hoạch Điện 8 quy mô đầu tư hệ thống lưu trữ phù hợp với kịch bản phát triển nguồn và lưới điện.

Bên cạnh các phần chia sẻ, thảo luận về ESS, tại webinar, bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc GreenID đã giới thiệu về chương trình Tháng Năng lượng tái tạo (REM21) – phiên bản mở rộng của Tuần lễ Năng lượng tái tạo, sự kiện thường niên do Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) khởi xướng từ năm 2016. Chủ đề của REM21 là “Khởi tạo hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam”. Chương trình sẽ bao gồm nhiều phiên với những nội dung chia sẻ khác nhau nhằm: Cập nhật thông tin mới nhất về bối cảnh chuyển dịch năng lượng sạch trên thế giới và Việt Nam; Thảo luận cơ hội, thách thức và vai trò của ngành năng lượng tái tạo đối với hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam; và Đề xuất và thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp để đẩy nhanh phát triển năng lượng sạch trong Quy hoạch điện VIII, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Vũ Phong Energy Group là một trong các đơn vị đồng hành với chương trình lớn này.

Vũ Phong Energy Group

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.