Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững: Đánh giá tiến độ đạt được SDGs

bao-cao-muc-tieu-phat-trien-ben-vung

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tiến độ đạt được SDGs ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Báo cáo này được thực hiện bởi Liên Hợp Quốc và được cập nhật mỗi năm.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa, các thành phần của một Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững và cùng cập nhật một số nội dung nổi bật của Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững 2022 (Báo cáo SDGs 2022).

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững là gì và ý nghĩa của nó?

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững là báo cáo chính thức duy nhất của Liên Hợp Quốc nhằm theo dõi tiến độ toàn cầu trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Từ báo cáo này sẽ giúp đánh giá được tiến độ đạt được 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs).

Từ năm 2013, các quốc gia đã khởi động tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc sau năm 2015, và xây dựng bộ 17 SDGs. Chương trình Nghị sự 2030 với 17 SDGs chính thức được thông qua vào tháng 9/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc với sự tham dự của 193 nước thành viên.

Mời bạn xem thêm chi tiết 17 SDGs tại: 17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững được thực hiện bởi Liên Hợp Quốc và được cập nhật mỗi năm. Báo cáo mới nhất được cập nhật là Báo cáo SDGs năm 2022. Sử dụng dữ liệu và ước tính mới nhất hiện có, Báo cáo SDGs 2022 vẽ nên bức tranh tổng quan về tiến độ thực hiện SDGs, giúp cộng đồng toàn cầu theo dõi về sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng đến cuộc sống và sinh kế của mọi người.

Như vậy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các thông tin cần thiết, từ đó làm cơ sở đưa ra các quyết định chính sách, tăng cường trách nhiệm và tạo động lực trong việc thực hiện các SDGs. Báo cáo này cũng giúp đo lường hiệu quả của các chương trình, xác định các vấn đề cần giải quyết và đề xuất các khuyến nghị để đạt được 17 SDGs.

Mục tiêu Phát triển Bền vững17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (Ảnh internet)

Các thành phần của Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững

Có thể nói một Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững bao gồm 2 phần chính, trong đó phần đầu đưa ra các đánh giá tổng quát về tiến trình thực hiện 17 SDGs gắn với bối cảnh thực tế, phần sau đưa ra số liệu chi tiết theo từng SDG cụ thể.

Như tại Báo cáo SDGs 2022, báo cáo đã chỉ ra rằng, khi thế giới phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng và xung đột, những khát vọng đặt ra trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững đang gặp thách thức lớn. Đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ ba, cuộc xung đột ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về lương thực, năng lượng, sức khỏe, môi trường, hòa bình và an ninh… Đi cùng với biến đổi khí hậu, những tác động nặng nề của nó đã được cảm nhận trên toàn cầu. Những nội dung này được giải thích chi tiết ở phần đầu của báo cáo trước khi chuyển sang phần sau cập nhật theo từng SDG.

Tại phần chính, Báo cáo cập nhật tiến độ toàn cầu theo từng SDG cụ thể trong 17 SDGs. Như tại SDG7 về năng lượng – năng lượng sạch, bền vững với giá phải chăng, Báo cáo chỉ ra rằng tốc độ tiến bộ hiện tại không đủ để đạt được Mục tiêu 7 vào năm 2030. Chẳng hạn, rất cần đẩy nhanh cải tiến hiệu quả năng lượng để đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hiện hàng trăm triệu người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với điện và chậm tiến tới các giải pháp nấu ăn sạch.

Ở một số quốc gia, do tác động của Covid-19, giá hàng hóa, năng lượng và vận chuyển tăng cao làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển các module điện mặt trời, turbine gió và nhiên liệu sinh học… Để đạt được các mục tiêu về năng lượng và khí hậu sẽ cần có sự hỗ trợ chính sách liên tục và huy động mạnh mẽ nguồn vốn công cũng như nguồn vốn tư nhân cho năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vữngTỷ lệ dân số được sử dụng điện, năm 2010 và 2020 (tính theo %) – ảnh từ Báo cáo SDGs 2022 của Liên Hợp Quốc

Số liệu từ Báo cáo, tỷ lệ tiếp cận điện năng toàn cầu đã tăng từ 83% năm 2010 lên 91% vào năm 2020. Trong giai đoạn này, số người chưa được tiếp cận với điện giảm từ 1,2 tỷ xuống còn 733 triệu người nhưng mức độ phức tạp ngày càng tăng để đảm bảo khả năng tiếp cận điện của nhóm dân cư xa hơn và nghèo hơn.

Trong giai đoạn 2018–2020, tỷ lệ tiếp cận điện năng tăng trung bình 0,5 điểm phần trăm hàng năm so với 0,8 điểm phần trăm trong giai đoạn 2010–2018. Vào năm 2020, hơn 3/4 (77%) trong số những người không có điện đang sống tại cận Sahara châu Phi, chủ yếu ở các vùng nông thôn.

Theo báo cáo, tính theo xu hướng hiện tại, chỉ 92% dân số thế giới sẽ được sử dụng điện vào năm 2030, sẽ còn 670 triệu người sống thiếu điện. Như vậy, cần có một cú hích lớn để có thể tiếp cận những người sống ở những khu vực kém phát triển nhất, dễ bị tổn thương cũng như tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột.

Mời bạn đọc thêm bài viết: 670 triệu người sống thiếu điện vào năm 2030

Quy trình xây dựng Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững

Báo cáo SDGs 2022 là thành quả của nỗ lực hợp tác giữa Vụ Liên Hợp Quốc về vấn đề Kinh tế và Xã hội (UN DESA) và hơn 50 cơ quan quốc tế và khu vực, dựa trên hàng triệu điểm dữ liệu được cung cấp bởi hơn 200 quốc gia và khu vực.

Quy trình xây dựng Báo cáo bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá tiến độ đạt được. Các tổ chức và quốc gia phải thiết lập một quy trình tổ chức và quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu và thông tin.

Việc thực hiện một Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững vì thế phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc thu thập dữ liệu chính xác, quản lý thông tin phức tạp và đảm bảo sự tham gia và hợp tác của nhiều bên liên quan. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều lợi ích quan trọng, như cung cấp bức tranh tổng quan về tiến độ đạt được SDGs ở cấp độ toàn cầu và khu vực, từ đó gợi mở các hướng nhằm tăng cường hiệu quả và khả năng đáp ứng của các chương trình và dự án. Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững có thể thúc đẩy sự tăng cường hơn nữa trong việc thực hiện các SDGs và đạt được một tương lai bền vững.

Bạn có thể xem chi tiết Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững 2022 của Liên Hợp Quốc tại đây.

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

Xem thêm:

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.