Nhà máy điện gió có thể tăng đến 5% sản lượng điện nhờ quản lý tài sản hiệu quả

quan-ly-tai-san-thong-qua-dich-vu-aset-management

Việc quản lý tài sản hiệu quả thông qua dịch vụ Asset Management cung cấp bởi đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp gia tăng giá trị cho các nhà máy điện gió, cải thiện tỷ lệ hiệu suất và tăng sản lượng điện hàng năm (AEP) lên đến 5%. Dịch vụ này đồng thời giúp chủ đầu tư nắm rõ hiệu suất, “tình trạng sức khỏe” của mỗi tuabin cũng như cả nhà máy, thông qua các dữ liệu cụ thể, minh bạch, tin cậy.

Asset Management được đánh giá là một dịch vụ quan trọng trong việc vận hành nhà máy điện gió, bên cạnh dịch vụ O&M. Hệ thống phần mềm độc lập giám sát và phân tích dữ liệu cùng các gói giải pháp được cung cấp bởi đơn vị Asset Management chuyên nghiệp sẽ giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn về tình trạng nhà máy đồng thời là cơ sở để thực hiện các kế hoạch bảo trì thông minh, tối ưu hóa công suất từng tuabin, từ đó gia tăng giá trị cho dự án và tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.

Giám sát thông minh giúp đánh giá chính xác tình trạng nhà máy

Với dịch vụ Asset Management, chủ đầu tư nhà máy điện gió sẽ biết được chính xác “tình trạng sức khỏe” cũng như hiệu suất tiềm năng của các tuabin, thông qua các dữ liệu cụ thể, tin cậy được đưa ra bởi hệ thống phần mềm giám sát và phân tích dữ liệu độc lập. Phần mềm thông minh này thường dựa trên dữ liệu giám sát SCADA theo thời gian thực nhưng ứng dụng các thuật toán để chọn lọc, đưa ra những thông tin hữu ích, giúp phân tích và đánh giá tình trạng thực tế của mỗi tuabin. Thậm chí, như phần mềm của Vũ Phong – Steag dựa trên nền tảng AI, Big Data và Machine Learning có thể phân tích và tính toán tình trạng chất lượng mỗi tuabin, căn cứ theo thực tế hướng gió, thời điểm phải cắt giảm công suất và các điều kiện khác để lựa chọn ra tuabin nào đứng đầu đón gió, hoạt động tốt, có thể cho hoạt động công suất cao; những tuabin đằng sau ảnh hưởng hiệu ứng wakeness lớn, hiệu suất thấp thì có thể cho hoạt động ít hơn… Những thông tin này sẽ là cơ sở để chủ đầu tư làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ O&M (thường là các OEM) để có thể tối ưu hiệu quả vận hành hệ thống.

quan-ly-tai-san-thong-qua-dich-vu-aset-managementVới dịch vụ Asset Management, chủ đầu tư sẽ biết được chính xác “tình trạng sức khỏe” cũng như hiệu suất thực tế của nhà máy điện gió

Cho phép lập kế hoạch bảo trì thông minh, kịp thời triển khai các biện pháp bảo trì dự phòng

Không chỉ giúp đánh giá tình trạng nhà máy, lợi ích nổi bật của dịch vụ Asset Management là cho phép lập kế hoạch bảo trì thông minh, thay vì chỉ thực hiện theo lịch bảo trì bảo dưỡng định kỳ hoặc xử lý khi phát sinh các vấn đề, sự cố. Đó là vì, khi phần mềm sử dụng AI và các thuật toán Machine Learning, có thể phát hiện và cảnh báo các sự cố từ rất sớm (trung bình từ 1-2 tháng) so với cảnh báo từ SCADA thông thường. Việc phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn cho phép chủ đầu tư có thời gian chuẩn bị, kiểm tra và lên kế hoạch bảo trì hợp lý (như tận dụng thời điểm gió yếu, tận dụng thời gian buộc phải cắt giảm công suất theo yêu cầu điều độ của đơn vị điện lực…). Điều đó sẽ giúp tuabin tránh được việc buộc phải dừng hoạt động (downtime) không có kế hoạch, giảm tổn thất sản lượng không mong muốn.

Có thể nói, dịch vụ Asset Management tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các chiến lược Bảo trì dự đoán/ tiên đoán (Predictive Maintenance), Bảo trì dự phòng (Preventive maintenance) bên cạnh Bảo trì sửa chữa (Corrective maintenance), từ đó không chỉ đáp ứng các KPI về thời gian và hiệu quả hoạt động của thiết bị mà quan trọng hơn là nâng cao sản lượng điện, tối ưu hóa tiềm năng sản xuất, đạt các lợi ích về kinh tế cho chủ đầu tư.

quan-ly-tai-san-thong-qua-dich-vu-aset-managementQuản lý tài sản hiệu quả sẽ giúp nhà máy điện gió tránh downtime không có kế hoạch, giảm tổn thất sản lượng không mong muốn

Tối ưu hóa và cải thiện công suất từng tuabin

Dựa trên phần mềm thông minh, đơn vị cung cấp dịch vụ Asset Management có thể tính toán và phân tích mỗi tuabin để đưa ra đường cong công suất mô phỏng. Khi các đường cong công suất mô phỏng cao hơn đường cong công suất theo bảo hành (trong hầu hết các trường hợp), nghĩa là thực tế tuabin vẫn có thể tối ưu hóa được so với cam kết của OEM với chủ đầu tư. Dựa trên việc giám sát, phân tích và đánh giá, đơn vị cung cấp dịch vụ Asset Management có thể hỗ trợ chủ đầu tư đưa ra kế hoạch cải thiện công suất từng tuabin, đặc biệt là khi đường cong công suất thực tế thấp hơn mô phỏng. Trong trường hợp đường cong công suất thực tế thấp hơn so với cam kết theo bảo hành, đây sẽ là cơ sở để chủ đầu tư thảo luận và phản biện, yêu cầu đơn vị OEM cải thiện.

Nhờ những lợi ích thiết thực đó, dịch vụ Asset Management có thể giúp tăng tỷ lệ hiệu suất của nhà máy điện gió lên 4-5%, tăng sản lượng điện hàng năm (AEP) lên đến 5%, đồng thời giúp giảm chi phí vận hành (OPEX). Nhờ đó, giúp làm giảm chi phí năng lượng quy dẫn (LCOE) và gia tăng giá trị cho nhà máy điện gió. Đó cũng chính là lý do các chủ đầu tư nhà máy điện gió có xu hướng lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ Asset Management độc lập và chuyên nghiệp cho dự án của mình, bên cạnh dịch vụ O&M được cung cấp bởi các OEM.

Vũ Phong Energy Group

5/5 - (2 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.