Vận hành và bảo dưỡng điện gió: Thị trường “tỷ đô”

van-hanh-va-bao-duong-dien-gio

Điện gió toàn cầu tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng, kéo theo sự phát triển của thị trường vận hành và bảo dưỡng (O&M) điện gió. Trong đó, nhiều cơ hội mới được mở ra cho lĩnh vực đang trong buổi “sơ khai”: điện gió ngoài khơi.

Điện gió tăng trưởng kỷ lục

Cùng với năng lượng mặt trời, điện gió là nguồn năng lượng tái tạo đang tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng công suất điện gió năm 2020 là gần 743 GW, tăng 93 GW so với năm 2019. Với mức tăng 53% so với cùng kỳ năm trước, năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục, cao nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp điện gió toàn cầu.

Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Brazil… là các quốc gia đang dẫn đầu về công suất lắp đặt điện gió. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường đang có những bước tiến dài nhất. 75% số lượng nhà máy điện gió mới được lắp đặt trong năm 2020 thuộc hai thị trường này. Nếu xét theo khu vực, ngoài thị trường châu Âu, khu vực châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng ngành điện gió.

Trong xu hướng chuyển dịch sang năng lượng sạch, điện gió vẫn đang là lựa chọn hàng đầu. Trong đó, điện gió ngoài khơi có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy còn đang trong giai đoạn sơ khai, hiện chỉ có 35,3 GW nhưng điện gió ngoài khơi cũng đang tăng trưởng rất nhanh. Tổng công suất lắp đặt mới năm 2020 là hơn 6 GW – giúp công suất điện gió ngoài khơi tăng 106% chỉ trong 5 năm. Theo nhận định của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA), thị trường điện gió khơi thế giới năm 2050 có thể đạt 1.000 tỷ USD.

van-hanh-va-bao-duong-dien-gioĐiện gió ngoài khơi đang tăng trưởng mạnh mẽ

Sự tăng trưởng mạnh mẽ về công suất lắp đặt kéo theo thị trường vận hành và bảo dưỡng điện gió cũng phát triển, ở cả mảng điện gió trên bờ (onshore) và điện gió ngoài khơi (offshore). Trong đó, đang có nhiều cơ hội mới được mở ra cho lĩnh vực đang trong buổi “sơ khai”: điện gió ngoài khơi.

O&M điện gió ngoài khơi dự kiến tăng trưởng trung bình 16%/năm

Theo báo cáo của đơn vị chuyên nghiên cứu, phân tích dữ liệu ngành năng lượng Wood Mackenzie, thị trường O&M điện gió ngoài khơi (offshore wind O&M) dự kiến sẽ đạt 12 tỷ USD vào năm 2029, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 16%. Trong đó, Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Anh, trở thành thị trường O&M điện gió ngoài khơi lớn nhất toàn cầu với quy mô 2 tỷ USD. Tính theo khu vực, châu Âu vẫn là thị trường O&M lớn nhất, dự kiến đạt 6,6 tỷ USD vào năm 2029. Ngoài ra, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thị trường điện gió ngoài khơi Mỹ cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội mới. Các cơ hội trong thị trường “tỷ đô” này sẽ mở ra cho cả những đơn vị hiện tại và những gương mặt mới bước chân vào ngành.

Theo phân tích của Wood Mackenzie, các tuabin gió có công suất ngày càng lớn, những đổi mới về thiết kế và chế tạo của chúng đồng thời đòi hỏi nhiều yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng định kỳ hơn. Sự gia tăng về mức độ phức tạp của tuabin cũng như quy mô dự án cũng là tiền đề khiến hoạt động O&M ngày càng phát triển. Các chuyên gia của Wood Mackenzie cho rằng, khi các nhà sản xuất dành nhiều nguồn lực hơn cho dịch vụ O&M đối với các mẫu tuabin mới hơn với công suất lớn hơn, việc bảo trì các tuabin hoạt động lâu năm sẽ mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ độc lập và đội ngũ kỹ sư nhỏ lẻ.

hoi-thao-truc-tuyen-cho-nganh-nang-luong-dong-nam-aThị trường O&M điện gió toàn cầu đang có sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn, như tập đoàn STEAG (Đức)

Chi phí O&M điện gió sẽ ngày càng giảm nhờ vào việc ứng dụng công nghệ số. Trước đó, việc triển khai các tàu dịch vụ vận hành linh hoạt, ứng dụng máy bay không người lái, máy ảnh, các công nghệ kỹ thuật số giúp quản lý từ xa đã giúp chi phí hoạt động (OPEX)/MW giảm 44% trong vòng 8 năm qua. Wood Mackenzie dự báo rằng, chi phí này trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi sẽ giảm trung bình 20% ở giai đoạn 2020-2029 nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ AI, big data…

Tại Việt Nam, điện gió đang ở giai đoạn đầu phát triển. Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết ngày 03/8/2021, có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất 819 MW đã vào vận hành thương mại và 106 nhà máy điện gió (tổng công suất 5655,5 MW) đã gửi văn bản, hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD), dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại trước ngày 31/10/2021.

Điện gió và các nguồn điện năng lượng tái tạo khác cũng đang được ưu tiên phát triển, thể hiện rõ trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia (Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị) cũng như trong dự thảo Quy hoạch điện VIII. Chính vì vậy, thị trường O&M điện gió tại Việt Nam cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Để phục vụ thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng sạch này tại Việt Nam, Vũ Phong Energy Group đã ký kết với STEAG Energy Services GmbH (CHLB Đức) – tập đoàn năng lượng cung cấp dịch vụ điện hàng đầu thế giới – để trở thành đối tác cùng nhau cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vận hành bảo dưỡng và hơn hết là gói dịch vụ Value Driven Asset Management bao gồm Asset Monitor, Asset Guide và Asset Pilot cho các chủ đầu tư điện gió.

Vũ Phong Energy Group

4/5 - (4 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.