Giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon và những thuật ngữ bạn nên biết

giam-phat-thai-trung-hoa-carbon

Tại Hội nghị COP26, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải như trung hòa carbon, đạt mức phát thải ròng bằng 0, cắt giảm phát thải khí methane… Giảm phát thải khí nhà kính (knk), phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới phát thải ròng bằng 0 hiện đã trở thành con đường phát triển chủ đạo của toàn thế giới. Để biết rõ hơn về xu hướng này, mời bạn cùng Vũ Phong Energy Group tìm hiểu một số thuật ngữ liên quan!

Cam kết giảm phát thải khí nhà kính(knk) của Việt Nam

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vào tháng 11/2021, lãnh đạo của hơn 100 quốc gia tham dự cùng cất lên những tiếng nói chung trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và đạt được một số thỏa thuận quan trọng. Trong đó, có các mục tiêu giảm phát thải khí methane, trung hòa carbon, đạt mức phát thải ròng bằng 0. Lúc ấy, Trưởng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh cam kết của Việt Nam: “Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải knk mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.

Net zero, carbon neutral hay trung hòa carbon là gì?

Carbon neutral hay trung hòa carbon là trạng thái mà một tổ chức, hoạt động hay sản phẩm không làm tăng tổng lượng carbon dioxide (CO2) thải ra khí quyển. Net zero là mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net zero emission) được hiểu là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể, với lượng khí thải còn lại được tái hấp thụ từ khí quyển bởi rừng và đại dương. Mục tiêu này nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh có thể sống được. Bởi vì, theo tính toán, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức chỉ tăng 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt mức này, thế giới cần giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt Net zero vào năm 2050.

Giảm phát thải khí nhà kínhLượng khí thải CO2 toàn cầu theo ngành trong một kịch bản Net Zero vào năm 2050, nguồn IEA

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính, theo Nghị định thư Kyoto, chủ yếu gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6. Lượng các khí thải hiệu ứng nhà kính được tính quy đổi ra lượng khí thải carbon, được thu thập số liệu trên phạm vi cả nước. Theo Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật 2022, Việt Nam đã nâng mức cam kết giảm phát thải knk tự nguyện lên 15,8% đến năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường BAU, là 146,3 triệu tấn CO2 tương đương (NDC 2020 là 9%); nếu có sự hỗ trợ quốc tế, mức giảm phát thải sẽ tăng lên 43,5%, tương đương 403,7 triệu tấn CO2 tương đương (NDC 2020 là 27%).

Xung quanh mục tiêu giảm lượng khí thải, giảm phát thải carbon, một số thuật ngữ khác cũng được dùng như Carbon neutral hay trung hòa carbon, Climate neutral – tạm dịch là trung hòa khí hậu, Carbon market được hiểu là thị trường carbon

Climate neutral hay trung hòa khí hậu là gì?

Climate neutral hay trung hòa khí hậu là trạng thái mà một tổ chức, hoạt động hay sản phẩm không làm tăng tổng lượng khí nhà kính (GHG) thải ra khí quyển. Khí nhà kính không chỉ bao gồm CO2 mà còn có các khí khác như methane (CH4), nitơ oxit (N2O) hay hydrofluorocarbon (HFC). Để đạt được climate neutral, cần phải giảm phát thải GHG và bù đắp GHG bằng cách trồng cây hay mua các chứng chỉ carbon.

Carbon market hay thị trường carbon là gì?

Carbon market hay thị trường carbon là nơi mà các tổ chức, quốc gia hay cá nhân có thể mua bán các chứng chỉ carbon. Mỗi chứng chỉ carbon tương ứng với một tấn CO2 đã được giảm phát thải hoặc hấp thụ bởi một dự án nào đó. Thị trường carbon được thiết lập để khuyến khích việc giảm phát thải CO2 và tạo ra nguồn thu cho các dự án bảo vệ môi trường .

Carbon cycle hay chu trình cacbon là gì?

Carbon cycle hay chu trình cacbon: là quá trình di chuyển và biến đổi của cacbon giữa các thành phần của hệ sinh thái như không khí, đất, nước và sinh vật sống. Chu trình cacbon gồm hai phần chính là chu trình ngắn hạn và chu trình dài hạn. Chu trình ngắn hạn là quá trình trao đổi cacbon giữa không khí, đại dương và sinh vật sống trong vòng vài năm đến vài thế kỷ. Chu trình dài hạn là quá trình trao đổi cacbon giữa không khí, đại dương, đất và các tầng địa chất trong vòng hàng triệu năm.

Carbon cycleMô hình Carbon Cycle hay chu trình cacbon

Carbon footprint hay dấu chân carbon là gì?

Dấu chân carbon (carbon footprint) là tổng lượng khí nhà kính được tạo ra bởi các hành động của con người. Nó bao gồm các chất carbon dioxide (CO2) là loại khí mà con người thải ra nhiều nhất, và những loại chất khác, bao gồm khí metan (CH4), nitơ oxit (NO2) và flo (F). Những loại khí nhà kính này có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và giữ nhiệt trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phát thải knk trực tiếp là khi chúng ta lái xe, sử dụng thiết bị điện. Gián tiếp là sử dụng bất kể một thứ gì đó mà dùng năng lượng để sản xuất ra chẳng hạn như quần áo, đồ ăn… Nếu số dấu chân carbon càng lớn thì tác động xấu đến môi trường càng lớn.

Carbon footprintCarbon footprint hay dấu chân carbon

Với một sản phẩm, dấu chân carbon sẽ được tính tổng lượng phát thải khí nhà kính của sản phẩm đó bắt đầu từ khi là nguyên liệu thô, cho đến quá trình sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng và vứt bỏ. Ở quy mô lớn lơn như một doanh nghiệp, dấu chân carbon đồng nghĩa với việc kiểm kê khí nhà kính, xác định và định lượng rõ các nguồn phát thải chính, bao gồm các nguồn phát thải trực tiếp từ hoạt động, phát thải từ việc sử dụng điện và nhiệt mua từ nguồn khác, và các phát thải khác không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp của đơn vị đó.

Carbon offset là gì?

Carbon offset hay bù đắp carbon là có thể được xem một trong những nỗ lực để giảm phát thải, cho mục tiêu giảm dấu chân carbon, trung hòa carbon, bằng cách tài trợ cho các dự án môi trường làm giảm knk cho khí quyển, từ đó làm cân bằng lượng khí thải carbon tạo ra. Một đơn vị tín dụng bù đắp carbon được cho là tương đương với một tấn CO2, hoặc một tấn các khí nhà kính khác sẽ được loại bỏ ra khỏi không khí. Có thể mua những khoản tín dụng bù đắp carbon từ những công ty và các chương trình trồng cây; hoặc tài trợ cho các dự án thu giữ, lưu trữ CO2; hoặc thậm chí từ những người nông dân đang cố gắng hạn chế hoặc thu lại lượng khí thải methane từ hoạt động chăn nuôi.

Vậy sự khác nhau giữa carbon credit (tín chỉ carbon) và carbon offset là gì? Theo một số thông tin, dù hai thuật ngữ này khá tương đồng để chỉ việc giảm khí nhà kính nói chung, tuy nhiên trong khi bù đắp carbon hướng đến việc loại bỏ knk khỏi khí quyển thì tín chỉ carbon hướng đến việc giảm khí nhà kính thải vào khí quyển. Để biết chi tiết tín chỉ carbon là gì và thị trường carbon trên thế giới, mời bạn xem tại bài viết: https://vuphong.vn/thi-truong-tin-chi-carbon/

Biện pháp giảm phát thải

Trong xu hướng phát triển bền vững, các doanh nghiệp thường nỗ lực hạn chế dấu chân carbon bằng cách giảm thiểu lượng khí thải thông qua các biện pháp giảm phát thải như nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, tránh sử dụng các sản phẩm dùng một lần, tăng cường tái sử dụng – tái chế…

Giảm phát thải knkSử dụng năng lượng tái tạo – một cách giảm phát thải hiệu quả cho nhà máy

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.