Kiểm kê khí nhà kính là bước quan trọng đầu tiên giúp doanh nghiệp biết được thực trạng phát thải, từ đó đưa ra kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hợp lý, hiệu quả.
- PPA điện mặt trời: Hùn mái nhà, dùng điện sạch giá rẻ
- Giải pháp giúp doanh nghiệp sở hữu hệ thống điện mặt trời mà không chiếm dụng vốn kinh doanh
- Điều phối và chia sẻ trong hội thảo “Kinh Tế Xanh cùng Net-Zero” tại VIFA ASEAN 2024: Hành trình hướng tới Net Zero
Nội Dung
Khí nhà kính là gì và doanh nghiệp nào cần kiểm kê khí nhà kính?
Khí nhà kính & kiểm kê khí nhà kính
Theo Luật Bảo vệ Môi trường (ban hành ngày 17/11/2020), khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chính là CO2 (carbon dioxide), CH4 (methane) và N2O (nitrous oxide); các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là HFCs (hydrofluorocarbons), PFCs (perfluorocarbons), SF6 (sulphur hexafluoride) và NF3 (nitrogen trifluoride). Phát thải khí nhà kính, theo TCVN ISO 14064:1-2018, là giải phóng khí nhà kính vào bầu khí quyển.
Kiểm kê khí nhà kính, theo giải thích tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP (ngày 07/01/2022) quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Đối tượng thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
- Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 18/01/2022) đã liệt kê 1.912 cơ sở thuộc các ngành công thương, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (tại các Phụ lục II, III, IV và V). Năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cập nhật, bao gồm 2.893 cơ sở, tăng 981 cơ sở so với Quyết định 01/2022/QĐ-TTg.
Các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm:
- Thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải KNK và gửi kết quả kiểm kê định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo;
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải KNK để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12 của kỳ báo cáo (xem chi tiết tại Mục 7 Điều 91 Luật Bảo vệ Môi trường 2020).
Hơn 1.900 cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg (Ảnh minh họa internet)
Ngoài quy định trên, các công ty đại chúng cũng cần kiểm kê khí nhà kính. Cụ thể, đối với các công ty đại chúng, khi lập báo cáo thường niên (theo hướng dẫn tại Thông tư số 96/2020/TT-BTC) có bao gồm báo cáo tác động lên môi trường: Tổng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp; các sáng kiến và biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính (Mục 6 phần II Phụ lục IV).
Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp tự nguyện thực hiện kiểm kê khí nhà kính để tính toán dấu chân carbon, đồng thời có cơ sở nền tảng nhằm đưa ra kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu lâu dài là trung hòa carbon và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).
Đồng hành với các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính, hướng tới trung hòa carbon/Net Zero
Liên quan đến kiểm kê và báo cáo khí nhà kính, có thể kể đến một số tiêu chuẩn và công cụ quốc tế như ISO 14064-1:2018; ISO 14064-2:2019; ISO 14064–3: 2019; ISO 14065:2020; Tiêu chuẩn báo cáo và kế toán doanh nghiệp theo Nghị định thư về khí nhà kính (The GHG Protocol Corporate Accounting and Reporting Standard); Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)… Các quy định và tiêu chuẩn liên quan của Việt Nam có thể kể đến: Nghị định 06/2022/NĐ-CP; Quyết định 01/2022/QĐ-TTG; Thông tư 96/2020/TT-BTC; Quyết định 2626/2022-BTNMT; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011; TCVN ISO 14064-2:2011; TCVN ISO 14064-3:2011…
Các khí nhà kính & phạm vi phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp
Nhằm đồng hành tốt nhất với các doanh nghiệp trong hành trình phát triển bền vững, bên cạnh các giải pháp năng lượng sạch, Vũ Phong Energy Group còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến kiểm kê khí nhà kính, tư vấn về giảm phát thải, trung hòa carbon/Net Zero cho doanh nghiệp thông qua công ty thành viên VP Carbon.
Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính và tư vấn về giảm phát thải, trung hòa carbon/Net Zero của VP Carbon là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hiệu quả theo quy định của pháp luật, đồng thời tăng uy tín với khách hàng, đối tác. Bên cạnh kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp còn được tư vấn các giải pháp phù hợp giúp “xanh hóa” sản xuất, chuyển dịch xanh cho lộ trình hướng tới trung hòa carbon/Net Zero. Với sự đồng hành của VP Carbon, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian để tập trung vào chuyên môn sản xuất trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế về môi trường, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về kiểm kê khí nhà kính, các giải pháp giảm phát thải, trung hòa carbon, Net Zero vui lòng liên hệ VP Carbon qua số +84 9 1800 7171 hoặc qua email hello@vpcarbon.com. |
Vũ Phong Energy Group