Điện mặt trời đang là một trong những nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh cả thế giới nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh những cơ hội mở ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thử thách nhằm nhanh chóng bắt kịp xu hướng chuyển dịch xanh.
Nội Dung
Tầm Quan Trọng Của Điện Mặt Trời
Việc phát triển điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho môi trường mà còn cho nền kinh tế. Theo báo cáo kỹ thuật Đóng góp do quốc gia tự quyết định năm 2020, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực năng lượng vào năm 2030 có thể lên tới 650 triệu tấn CO2 tương đương theo kịch bản phát triển thông thường, chiếm đến trên 80% tổng phát thải quốc gia.
Trong khi đó, việc chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có sử dụng điện mặt trời sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2, góp phần vào cam kết Net-Zero 2050 của Việt Nam.
Lượng khí thải nhà kính giảm thiểu dựa trên các đường kịch bản khác nhau (Nguồn: Vietnam Energy Outlook Report Pathways to Net-Zero)
Đồng thời, các doanh nghiệp khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà không chỉ tiết kiệm được trung bình 20-30% chi phí điện hàng tháng mà còn có thể tận dụng để sản xuất và giao dịch chứng chỉ năng lượng như I-REC, giúp gia tăng lợi ích kinh tế.
Bối cảnh chính sách
Tại thời điểm hiện tại, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt. Trong đó thể hiện sự khuyến khích rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo bền vững, nhằm hướng tới mục tiêu Net-Zero vào năm 2050 đã cam kết tại COP26.
Đặc biệt, Nghị định số 80/2024/NĐ-CP vừa mới được phê duyệt, quy định cụ thể về các cơ chế mua bán điện trực tiếp, cũng sẽ tạo tiền đề cho các tác động tích cực nhằm thúc đẩy chuyển dịch xanh cho các doanh nghiệp, thông qua 2 phương án là thông qua đường dây riêng và lưới điện quốc gia. Nghị định này tạo ra sự cạnh tranh công bằng, minh bạch ngành năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và công ty điện trực tiếp mua bán điện từ nguồn sản xuất, giúp các bên tự thỏa thuận giá mua bán điện dựa trên cung cầu thực tế.
Cơ hội dành cho doanh nghiệp
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mang lại lợi ích kinh tế lớn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời có thể tiết kiệm chi phí điện năng hàng tháng (nếu sử dụng mô hình hợp tác PPA). Đây là một giải pháp dài hạn giúp giảm áp lực chi phí cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, điện mặt trời cung cấp một nguồn điện ổn định và bền vững, giúp các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào nguồn điện lưới và tránh được rủi ro về tăng giá điện trong tương lai.
Đặc biệt, khi mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong hệ thống điện mặt trời, các doanh nghiệp sẽ cải thiện hiệu suất, từ đó thu hút các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến yếu tố bền vững. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tham gia vào giao dịch chứng chỉ I-REC. Điều này không chỉ nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn khẳng định cam kết của doanh nghiệp đối với phát triển bền vững.
Sự Thúc Đẩy Từ Các Chính Sách Quốc Tế
Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các yêu cầu từ quốc tế về giảm phát thải CO2 và sử dụng năng lượng tái tạo. EU đã đưa ra Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), buộc các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU phải kê khai hàm lượng khí thải và chi trả “thuế carbon”. Điều này đặt ra áp lực lớn lên các doanh nghiệp, buộc họ phải nhanh chóng thích nghi và xanh hóa sản xuất.
Nhất là khi một hệ thống điện mặt trời công suất 1MWp có thể giảm thiểu 864.35 tấn CO2 (Theo hệ số phát thải tín toán cho lưới điện Việt Nam năm 2022). Điều này giúp đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về việc giảm thiểu phát thải theo phạm vi phát thải 2. Đặc biệt là khi các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đã cam kết 100% sử dụng năng lượng tái tạo và yêu cầu các đối tác cung ứng hàng hóa cũng phải đáp ứng yêu cầu này.
3 phạm vi phát thải và mô tả đi cùng
Tiềm Năng Tương Lai
Mặc dù có 1 số thách thức nhưng tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam vẫn rất lớn. Theo Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2026-2030, chỉ tính riêng cho khối doanh nghiệp sản xuất, tiềm năng năng lượng mặt trời áp mái đến năm 2030 đạt 1.589 MWp.
Do đó, để có thể đảm bảo cam kết Net-Zero vào năm 2050, chúng ta cần nghiên cứu và phát triển áp dụng thêm các công nghệ mới để tăng hiệu suất cho dự án. Một trong số đó có thể kể đến là hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp các thiết bị lưu trữ. Hệ thống này không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí điện năng mà còn giảm áp lực cho lưới điện quốc gia, đặc biệt trong các giờ cao điểm. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp không phải cạnh tranh cho hạn ngạch phát triển theo từng khu vực.
Những dự án điện mặt trời không chỉ đơn thuần là giải pháp kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, khẳng định cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vũ Phong Energy Group đang đồng hành với nhiều doanh nghiệp trong hành trình xanh hóa sản xuất, giảm phát thải, phát triển bền vững với:
Doanh nghiệp quan tâm đến các giải pháp năng lượng sạch vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc hello@vuphong.com để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất! |
Vũ Phong Energy Group