Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, nhiều thương hiệu lớn trong ngành nhựa đã triển khai các giải pháp như sử dụng năng lượng sạch trong quá trình sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu P.E.T thân thiện với môi trường, xây dựng và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn…
- Xu hướng điện mặt trời năm 2021 khi không còn FIT 2
- Lối sống xanh: Người tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp cũng phải “chuyển mình”
Bài toán mới của ngành nhựa
Ngành nhựa được đánh giá là ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung do tác động của dịch bệnh Covid- 19, ngành nhựa vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu nhựa đạt mức tăng trưởng 6,3%, tổng doanh thu toàn ngành tăng 10,8% so với năm 2019.
Sản phẩm nhựa Việt Nam không chỉ được sử dụng rộng rãi trong đời sống, phục vụ nhiều ngành sản xuất công nghiệp trong nước mà còn xuất khẩu đi 150 thị trường trên thế giới, bao gồm cả những thị trường có nền công nghiệp phát triển và khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ… Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã mở ra thêm nhiều cơ hội cho ngành nhựa khi thị trường EU chiếm đến khoảng 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa và sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này, tiếp tục giữ đà tăng trưởng, bên cạnh vấn đề nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, ngành nhựa còn phải đối mặt với một bài toán mới là xu hướng sử dụng các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường. Đây là xu hướng tất yếu của ngành nhựa thế giới và cả ngành nhựa Việt Nam.
Xu hướng tiêu dùng xanh, phát triển bền vững đang đặt ra bài toán mới cho ngành nhựa (Ảnh minh họa internet)
Nhiều doanh nghiệp tiên phong trong hướng đi phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, một số doanh nghiệp đã chủ động tiên phong triển khai các giải pháp như chuyển sang sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhựa tự hủy, thân thiện với môi trường (P.E.T) và đã xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới, trong đó có EU.
- 4 giải pháp đề xuất để xây dựng lộ trình hướng tới 100% năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- Tổng quan ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam
- Dự an điện mặt trời 769 kWp, PPA – O&M Nhựa Mekong, Bến Tre
Một số doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ hiện đại và bước đầu áp dụng kinh tế tuần hoàn, chú trọng việc tái chế, tái sử dụng lượng nhựa thải ra môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại nhà máy nhựa hoặc tận dụng phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) để sử dụng năng lượng sạch trong quá trình sản xuất mà không phải bỏ vốn đầu tư cũng là giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp nhựa hướng đến. Một số thương hiệu lớn trong ngành đã tiên phong lắp đặt điện mặt trời cho nhà máy nhựa, có thể kể đến như Nhựa Mekong, Nhựa Thái Dương, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Duy Tân, Nhựa Rạng Đông…
Hệ thống điện mặt trời trên mái một nhà máy nhựa do Vũ Phong Energy Group thi công lắp đặt
Hệ thống điện mặt trời ở hình trên được Vũ Phong Solar – Vũ Phong Energy Group thi công lắp đặt cho một nhà sản xuất lớn trong mảng bao bì nhựa tái sử dụng ở Việt Nam. Với hơn 15 năm xây dựng, phát triển, doanh nghiệp này hiện đang hợp tác kinh doanh với nhiều khách hàng, đối tác ở Mỹ và châu Âu.
Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt tại nhà máy ở Tiền Giang – 1 trong 3 nhà máy của doanh nghiệp này. Dự án sử dụng 1.998 tấm pin năng lượng mặt trời 450Wp hiệu suất cao, 10 bộ hòa lưới SMA 75KW, hệ thống khung phụ trợ và dây dẫn đạt chất lượng cao độ bền thiết kế trên 30 năm. Một điểm đặc biệt, đây là dự án được lắp đặt theo phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) – mô hình hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, lựa chọn trong định hướng “xanh hóa” sản xuất. (Tìm hiểu thêm về mô hình PPA điện mặt trời)
Xu hướng tiêu dùng xanh đang phát triển nhanh trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nỗ lực đầu tư sản xuất để cho ra đời những sản phẩm “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững có thể coi là một vấn đề then chốt để doanh nghiệp trụ vững và bứt phá.
Việc nhiều doanh nghiệp nhựa đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời, tận dụng nguồn năng lượng sạch trong sản xuất, áp dụng các công nghệ hiện đại và nguyên liệu thân thiện với môi trường, quan tâm các giải pháp tái chế… có thể coi là một tín hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành nhựa nói riêng, ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Điều này cũng thể hiện ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cộng đồng, bảo vệ môi trường sống.
Vũ Phong Energy Group