Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) đã được điều chỉnh tăng thêm 220 – 537 đồng/kWh. Bộ Công Thương cũng đã có văn bản yêu cầu EVN khẩn trương xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 cũng như lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần điều chỉnh tăng giá điện. Có thể nói, giá điện đang trong giai đoạn “chờ tăng” vì tăng giá điện là việc không tránh khỏi trong bối cảnh giá đầu vào sản xuất điện tăng mạnh thời gian qua…
Tăng giá điện – tăng áp lực cho doanh nghiệp sản xuất
Giá điện luôn là câu chuyện nhận được sự quan tâm lớn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo NFIB (Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia, Mỹ), chi phí năng lượng, bao gồm điện sản xuất, là một trong ba chi phí kinh doanh hàng đầu của 35% doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, ở nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có những thời điểm chi phí năng lượng chiếm đến hơn 60% giá thành của sản phẩm. Tăng giá điện cũng đồng nghĩa với chỉ số giá tiêu dùng tăng, ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô và lạm phát. Trong khi đó, sau hai năm phải “gồng mình” chống chọi với dịch Covid-19 và những biến động của tình hình kinh tế – chính trị trên thế giới khiến lãi suất cho vay tăng mạnh, lạm phát tăng, thị trường đầu ra khó khăn, chi phí xăng dầu, vận chuyển… đều tăng ở mức cao, việc tăng giá điện sẽ càng tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất.
Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế VAT)
Mức mới (theo Quyết định 02/2023/QĐ-TTg ngày 03/02/2023) | Mức cũ (theo Quyết định 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017) | |
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu (đồng/kWh) | 1.826,22 | 1.606,19 |
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa (đồng/kWh) | 2.444,09 | 1.906,42 |
Nhìn lại năm 2022, cuộc khủng hoảng năng lượng trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều doanh nghiệp châu Âu khi họ buộc phải cắt giảm sản lượng, tăng giá thành sản phẩm – đồng nghĩa với sức cạnh tranh bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy… Tại nhiều doanh nghiệp, chi phí năng lượng đã tăng từ mức chỉ 5% lên đến 25% chi phí sản xuất. Giá năng lượng tăng quá cao và nhu cầu tiêu dùng giảm, nhiều công ty buộc phải cắt giảm sản lượng. Ước tính, gần 10% dây chuyền sản xuất thép thô của châu Âu đã phải tạm ngừng hoạt động. Theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức, hơn 1/4 doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất và 16% trong lĩnh vực ô tô buộc phải cắt giảm sản xuất, trong khi 17% các công ty trong lĩnh vực ô tô phải đưa ra kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài – sang những địa điểm có năng lượng giá rẻ hơn, đáng tin cậy hơn.
Xem chi tiết tại bài viết: Chủ động chi phí năng lượng cho doanh nghiệp: Bài học nhìn từ châu Âu
Chủ động về chi phí năng lượng – bài toán nên được ưu tiên
Theo Quyết định 02/2023/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, khung giá mới đã được điều chỉnh tăng – với mức giá sàn/tối thiểu tăng 220 đồng và giá trần/tối đa tăng 538 đồng/kWh, như vậy biên độ tăng từ 13% – 28% so với mức khung giá bán lẻ điện cũ.
Nhận định từ một số chuyên gia, nếu thực hiện đúng nguyên tắc của Luật giá, mức điều chỉnh giá điện phải tăng 15% so với giá hiện nay. Tuy nhiên, mức này có thể trực tiếp đẩy lạm phát vòng 1 tăng khoảng 5%, chưa kể tác động đến vòng 2 và tác động đẩy giá thành sản xuất của các ngành sử dụng nhiều điện (ngành thép tăng 0,9%, xi măng tăng 2,25%, dệt may tăng 1,95%).
Mới đây, tại hội nghị “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 03/02, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh giá điện của Việt Nam không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được, đồng thời đề nghị Bộ Công Thương suy nghĩ thấu đáo vấn đề này theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đồng thời tránh điều hành “giật cục”, cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.
(Nguồn ảnh: Báo Dân Trí)
Như vậy, có thể nói, giá điện đang trong giai đoạn “chờ tăng” và đang được tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng xem tăng ở mức nào, lộ trình ra sao. Giá điện tăng được xem là sự tất yếu nếu nhìn từ góc độ thị trường, khi giá cả các mặt hàng đều tăng, giá đầu vào sản xuất điện tăng mạnh thời gian qua. Vì vậy, để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp nên chủ động thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí năng lượng thay vì trông chờ mức tăng thấp từ ngành điện.
Đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, cải tiến trang thiết bị, tái sử dụng nguồn nhiệt thải, tái cơ cấu sản xuất để hạn chế chi phí sử dụng nhiên liệu từ xăng dầu, ưu tiên các nguồn năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo… là các giải pháp có thể giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí năng lượng trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt, khi cần ưu tiên tập trung nguồn vốn để phục hồi sản xuất hoặc đầu tư đổi mới công nghệ, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức hợp tác linh hoạt để tận dụng nguồn vốn từ các đơn vị phát triển, các quỹ đầu tư, chẳng hạn như mô hình hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) điện mặt trời.
PPA (Power Purchase Agreement) là giải pháp do Vũ Phong Energy Group tiên phong triển khai với sự tham gia của các quỹ đầu tư uy tín trong nước và quốc tế. Ở giải pháp này, Vũ Phong Energy Group và đối tác là các quỹ đầu tư sẽ đầu tư hệ thống điện mặt trời chất lượng cao trên mái nhà của doanh nghiệp, bán điện hoặc cho thuê hệ thống lâu dài với chi phí hợp lý. Doanh nghiệp không cần lo chi phí đầu tư hệ thống, chỉ cần tận dụng mái nhà máy đang nhàn rỗi và sẽ được sử dụng năng lượng sạch phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với giá luôn thấp hơn giá điện hiện hành, đảm bảo lợi ích tiết kiệm chi phí điện ở bất cứ mức giá nào của EVN.
Hệ thống điện mặt trời theo giải pháp PPA (Power Purchase Agreement) trên nhà máy Mega Factory của Vinamilk, chuyển giao năm 2022
Với hợp đồng lâu dài, giải pháp hợp tác PPA (Power Purchase Agreement) sẽ giúp doanh nghiệp chủ động chi phí điện, tránh các rủi ro từ việc tăng giá điện trong tương lai. Kết thúc hợp đồng, hệ thống điện mặt trời sẽ được chuyển giao toàn bộ miễn phí (0 đồng) cho doanh nghiệp, cam kết hiệu suất hệ thống khi chuyển giao trên 80-90% tùy điều kiện. Đây sẽ là một giải pháp hiệu quả vừa cho phép doanh nghiệp chủ động tiết kiệm chi phí năng lượng vừa góp phần xanh hóa quy trình sản xuất, đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp quan tâm đến giải pháp PPA (Power Purchase Agreement) điện mặt trời và các giải pháp năng lượng sạch để xanh hóa sản xuất, hướng tới phát triển bền vững vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email hello@vuphong.com để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất! |
Vũ Phong Energy Group