Theo dự thảo vừa mới công bố của Bộ Công thương, giá mua điện mặt trời sau ngày 30-6-2019 sẽ thay đổi dựa theo 4 vùng bức xạ đối với 63 tỉnh, thành và công nghệ điện mặt trời được áp dụng.
- Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực
- Quyết định của Thủ Tướng về cơ chế khuyến khích điện mặt trời Việt Nam 2017
- EVN có văn bản “hướng dẫn” mua điện mặt trời lắp mái nhà với giá 2.134 ₫ 2019
Theo dự thảo, giá mua điện mặt trời sẽ chênh lệch theo từng vùng bức xạ và công nghệ áp dụng – Ảnh: NGỌC HIỂN
Vùng bức xạ cao, giá mua điện thấp
Trước đó, cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng đến ngày 30-6-2019 quy định các dự án điện mặt trời vận hành thương mại trước thời điểm này được hưởng mức giá mua điện ưu đãi là 9,35 cent/kWh trong 20 năm và không phân biệt vùng bức xạ.
- Miền Bắc có nên lắp điện mặt trời ?
- Trình Chính phủ phương án mua điện mặt trời theo giá cố định
- 4 giải pháp đề xuất để xây dựng lộ trình hướng tới 100% năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Tuy nhiên, trong dự thảo mới này, Bộ Công thương chia 63 tỉnh, thành ra 4 vùng bức xạ mặt trời. Đối với các địa phương có chỉ số bức xạ thấp, các dự án điện mặt trời ở khu vực này sẽ được bán điện lên lưới với giá cao hơn so với các dự án điện mặt trời xây dựng ở những tỉnh có chỉ số bức xạ cao.
Trong đó, vùng 1 gồm 28 tỉnh từ Hà Giang đến Quảng Bình sẽ áp dụng biểu giá mua điện mặt trời cao nhất, từ 2.159 – 2.486 đồng/kWh (tương đương 9,44 – 10,87 cent/kWh).
Vùng có giá bán điện thấp nhất là vùng 4, bao gồm các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với các mức giá từ 1.566 – 1.803 đồng/kWh (tương đương 6,85 – 7,89 cent/kWh).
- Cơ hội hợp tác với Đức để sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam
- Thủ tướng ký quyết định thay đổi chính sách giá điện mặt trời lắp mái
Chia 4 loại công nghệ điện mặt trời để tính giá mua điện
Ngoài ra, việc tính giá điện cũng được phân loại dựa theo công nghệ điện mặt trời được áp dụng để xây dựng dự án với mức giá tương ứng theo từng vùng cụ thể.
Theo đó, mức giá này được phân thành 4 loại: dự án điện mặt trời nổi trên mặt nước, dự án điện mặt trời mặt đất, dự án điện mặt trời tích hợp hệ thống lưu trữ và dự án điện mặt trời mái nhà.
Trong đó, dự án điện mặt trời mái nhà và dự án điện mặt trời tích hợp hệ thống lưu trữ được áp dụng biểu giá mua điện cao hơn so với điện mặt trời nổi và trên mặt đất.
Theo biểu giá mua điện mặt trời của dự thảo, giá mua điện sẽ được chia theo vùng bức xạ và công nghệ điện mặt trời được sử dụng – Nguồn: Bộ Công thương.
Đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà, giá mua điện theo dự thảo này sẽ áp dụng cho các dự án vận hành thương mại trước năm 2021 và được áp dụng trong vòng 20 năm.
- Xu hướng điện mặt trời năm 2021 khi không còn FIT 2
- Hội thảo trực tuyến về khả năng linh hoạt cho ngành năng lượng Đông Nam Á
- Giá điện năng lượng mặt trời bán cho EVN 2019
Như vậy, các cơ chế ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, ưu đãi đất đai trong quyết định của Thủ tướng vào năm 2017 đối với các dự án điện mặt trời sẽ không còn trong dự thảo này.
Dự thảo đang nhận ý kiến góp ý đến ngày 15-4-2019 trước khi áp dụng sau tháng 6-2019.
Nguồn Tuổi Trẻ
QUYẾT ĐỊNH Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam & Phụ Lục