Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành quyết định 02/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
- Sinh lời với Điện Mặt Trời Vũ Phong
- Toàn văn Quyết định của Thủ Tướng về cơ chế khuyến khích điện mặt trời Việt Nam
Theo đó Quyết định này sửa đổi quy định về cơ chế tính giá điện đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà (rooftop).
Theo quy định trước đây của Quyết định 11/2017, điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện theo cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng công tơ hai chiều. Nếu trong kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án điện mặt trời mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ thì sẽ được chuyển sang kỳ thanh toán tiếp theo. Khi kết thúc năm hoặc kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện theo giá điện mặt trời đã được quy định đối với các dự án điện mặt trời nối lưới.
- EVN hướng dẫn các Tổng công ty Điện lực thanh toán tiền điện mặt trời mái nhà sau 30/6/2019
- Quyết định 13/2020/QĐ-TTg Về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Theo quy định mới sửa đổi, các dự án điện mặt trời mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ đo đếm điện hai chiều. Bên bán điện sẽ thực hiện thanh toán lượng điện năng nhận từ lưới điện theo quy định hiện hành. Bên mua điện sẽ thực hiện thanh toán lượng điện năng nhận được từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà phát lên lưới với giá mua bán điện quy định như đối với các dự án điện mặt trời nối lưới. Các bên mua và bán điện có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí.
- Xu hướng điện mặt trời năm 2021 khi không còn FIT 2
- Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc
Hàng năm, căn cứ vào tỉ giá của đồng VNĐ so với đô la Mỹ do ngân hàng nhà nước công bố vào ngày cuối cùng của năm trước, Bộ Công Thương sẽ công bố giá thành mua bán điện mặt trời đối với các dự án điện mặt trời nối lưới cho năm sau. Chi tiết Quyết định sửa đổi như bên dưới đây:
Theo thông tin trên chinhphu.vn
Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu điện trong năm 2019 tăng hơn 10%, trong khi các nguồn điện đều gặp khó khăn thì điện mặt trời lắp mái tại mỗi hộ gia đình là một giải pháp giảm nguy cơ thiếu điện. Theo tính toán của các chuyên gia thì mỗi hộ gia đình lắp từ 3 đến 5kWp sẽ đủ phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt.
- Tái chế tấm pin mặt trời: Lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường
- Điện lực sẽ trả hơn 8,5 tỉ đồng cho người dân đã lắp điện mặt trời
Trong dự án thúc đẩy một triệu mái nhà xanh vì Việt Nam thịnh vượng do GreenID và các công ty điện mặt trời lớn như Vũ Phong Energy Group đồng tổ chức, nếu mỗi hộ gia đình lắp 3kWp thì có 1 triệu mái nhà sẽ tương đương có 3000 MW điện mặt trời bổ sung vào lưới điện quốc gia, đây là một con số rất lớn mà không phải tốn bất kỳ diện tích đất nào vì được lắp trên mái nhà, và hạ tầng cũng không cần phải nâng cấp để truyền dẫn. Việt Nam hiện nay với gần 30 triệu hộ gia đình, thì mục tiêu 1 triệu mái nhà năng lượng mặt trời là rất khả thi nếu việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp mái được thực hiện dễ dàng và thông suốt.
VuPhong Energy Group