Trong sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo đang diễn ra trên khắp thế giới, bên cạnh rất nhiều siêu dự án đã đi vào vận hành, có những công trình quy mô “khủng” đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Hãy cùng điểm qua một vài dự án như vậy!
- Điện năng lượng mặt trời “sáng” từ Nam ra Bắc
- Sắp hoàn thành Giai đoạn 1 nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên tại Việt Nam
- Giá điện mặt trời ở trang trại nông nghiệp công nghệ cao được tính như thế nào?
Nội Dung
Công viên năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới: công suất 30 GW tại Gujarat, Ấn Độ
Giữa tháng 12 năm 2020, tại Ấn Độ, một công viên năng lượng tái tạo quy mô lên đến 30 GW đã được khởi công và Thủ tướng Narendra Modi của nước này đã trực tiếp đặt nền móng khởi công dự án. Dự án nằm ở khu vực Kutch, phía tây bang Gujarat, trên sa mạc gần biên giới với Pakistan. Công viên năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới này trải rộng trên diện tích 72.600 ha – tương đương với diện tích của cả đảo quốc Singapore, kết hợp sản xuất điện mặt trời và điện gió.
Dự án được chia thành hai phân khu. Trong đó, phân khu 1 sẽ lắp đặt 24.800 MW điện gió và điện mặt trời trên diện tích 49.600 ha; phân khu 2 có diện tích 23.000 ha sẽ sản xuất điện gió. Theo Thủ tướng Ấn Độ Modi, công viên năng lượng tái tạo này sẽ giúp quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới giảm tới 50 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm. Dự án này cũng sẽ là một phần quan trọng để Ấn Độ tiến tới mục tiêu đầy tham vọng là tạo ra 175 GW năng lượng tái tạo vào năm 2022 và đạt công suất 450 GW vào năm 2030.
- Vũ Phong Energy Group “tiếp lửa” đam mê cho các sinh viên
- Mang điện mặt trời ra đảo của “biệt đội” Trường Sa Vu Phong Energy Group
Trang trại Điện mặt trời nổi Saemangeum 2,1 GW tại Jeollabuk-do, Hàn Quốc
Hàn Quốc đang phát triển một trang trại điện mặt trời nổi trên hồ Saemangeum, nằm trong khu vực đất khai hoang ở bờ biển phía Tây của Hàn Quốc. Trang trại sẽ bao phủ diện tích 30 km2, có công suất 2,1 GW, là một phần của dự án năng lượng tái tạo quy mô lên đến 3 GW đã được quy hoạch. Dự án được phát triển với chi phí 4,6 tỷ won (3,97 tỷ USD) và sẽ có hơn 5 triệu mô-đun năng lượng mặt trời được lắp đặt. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra lượng điện đủ để phục vụ nhu cầu của 1 triệu hộ gia đình. Hiện dự án đang trong giai đoạn đầu tiên với nhà máy công suất 300 MW, chiếm 14% tổng công suất.
Trang trại năng lượng mặt trời nổi này sẽ được xây dựng ở các khu vực 2, 3 và 4 trong khu vực khai hoang Saemangeum (Ảnh: Korea Hydro & Nuclear Power)
Dự án năng lượng mặt trời nổi 600 MW tại Madhya Pradesh, Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về đầu tư năng lượng tái tạo. Dự án điện năng lượng mặt trời nổi công suất 600 MW tại đập Omkareshwar trên sông Narmada, quận Khandwa, bang Madhya Pradesh là một trong các dự án năng lượng tái tạo nổi bật đang được đầu tư xây dựng ở nước này. Dự án này có khoản đầu tư ước tính 3.000 Rs crore, dự kiến sẽ bắt đầu phát điện vào năm 2022-2023. Khi đưa vào vận hành, nó sẽ trở thành dự án năng lượng mặt trời nổi lớn nhất trên thế giới. Các tấm quang năng được lắp nổi trên bề mặt nước trong hồ chứa thuộc vùng nước đọng đập Omkareshwar rộng khoảng 2.000 ha sẽ cung cấp nguồn điện giá rẻ, chất lượng tốt cho quốc gia này. Đặc biệt, các tấm quang năng sẽ tự động điều chỉnh khi mực nước của đập xuống thấp. Chúng cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi sóng mạnh hay lũ lụt.
- Tìm hiểu điện năng lượng mặt trời là gì, được dùng để làm gì?
- Pin mặt trời có phải năng lượng tương lai hay rác thải tiềm tàng?
Trang trại điện gió ngoài khơi Dogger Bank 3,6 GW tại Anh
Trang trại điện gió Dogger Bank do Tập đoàn năng lương SSE của Anh và Tập đoàn Equinor của Na Uy đầu tư nằm ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc nước Anh. Dự án sẽ bao gồm tổng cộng 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có công suất 1,2 GW. Trong đó, hai giai đoạn đầu là Dogger Bank A và Dogger Bank B sẽ được xây dựng đồng thời, với khoản đầu tư lên đến 6 tỷ bảng Anh (tương đương khoảng 8 tỷ USD). Công việc xây dựng trên bờ cho dự án đã được bắt đầu vào đầu năm 2020, dự kiến giai đoạn đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2023, giai đoạn 2 vào năm 2024 và đến năm 2026 sẽ hoàn thành tổng thể dự án. Theo tuyên bố của SEE, việc tài trợ cho hai giai đoạn đầu của dự án này đại diện cho “khoản tài trợ cho dự án gió ngoài khơi lớn nhất từ trước đến nay ở bất kỳ đâu trên thế giới”.
Các giai đoạn A và B của dự án này sẽ sử dụng tua-bin Haliade-X có công suất thiết kế lên đến 13 MW của GE Renewable Energy. Đây là mẫu tua-bin gió lớn nhất từng được phát triển trên thế giới. Theo GE, tua-bin khổng lồ này mạnh mẽ đến mức một vòng quay của cánh quạt có thể sản xuất đủ điện để cung cấp cho một hộ gia đình sử dụng 2 ngày. Trang trại điện gió Dogger Bank sau khi hoàn thành sẽ cung cấp đủ điện cho 6 triệu hộ gia đình hoặc khoảng 5% sản lượng điện của Vương quốc Anh.
Trang trại điện gió Dogger Bank sẽ sử dụng tua-bin Haliade-X 13 MW – mẫu tua-bin gió lớn nhất từng được phát triển trên thế giới (Ảnh minh họa)
Nhà máy điện gió 8,2 GW tại Jeollanam-do, Hàn Quốc
Đây là một dự án mới được Hàn Quốc công bố vào đầu tháng 02/2021. Dự án có trị giá 48,5 nghìn tỷ won (tương đương 43,2 tỷ USD) sẽ nằm ngoài khơi huyện Sinan, tỉnh Jeollanam-do. Dự án sẽ có công suất tối đa 8,2 GW, tương đương với công suất của 6 lò phản ứng điện hạt nhân cộng lại. Đến khi hoàn thành vào năm 2030, nó sẽ trở thành nhà máy điện gió trên biển lớn nhất thế giới. Dự án đầy tham vọng này nằm trong nỗ lực thúc đẩy phục hồi xanh hậu Covid-19 và là một phần quan trọng trong chương trình “Thoả thuận mới xanh” của Chính phủ Hàn Quốc.
Dự án nhà máy điện gió 8,2 GW có sự tham gia của Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc cùng nhiều đơn vị như Tập đoàn Xây dựng và Kỹ thuật Hanwha, Công ty Xây dựng và Công nghiệp nặng Doosan, Tập đoàn CS Wind… Các bên tham gia sẽ cung cấp 42,4 tỷ USD (47,6 nghìn tỷ won) dành cho ngân sách dự án, chính phủ Hàn Quốc sẽ cung cấp 802 triệu USD (0,9 nghìn tỷ won) còn lại. Dự án năng lượng tái tạo “khủng” này được kỳ vọng không chỉ giúp Hàn Quốc đạt mục tiêu nâng công suất điện gió lên 16,5 GW vào năm 2030 mà còn tạo ra 5.600 việc làm, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng thân thiện với môi trường và tiến mạnh mẽ hơn tới mục tiêu trung hòa carbon.
Vu Phong Energy Group