Từ ngày 01/10/2023, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Sắt thép là một trong 6 ngành hàng đầu tiên chịu tác động của Cơ chế CBAM trong giai đoạn đầu này.
Bài toán “xanh hóa” cho doanh nghiệp ngành sắt thép
Giai đoạn chuyển tiếp của Cơ chế CBAM diễn ra từ ngày 01/10/2023 đến hết 31/12/2025. Trong giai đoạn này, các nhà nhập khẩu ở EU sẽ phải báo cáo lượng hàng hóa chịu tác động của CBAM và lượng phát thải đi kèm, có thể bao gồm lượng phát thải trực tiếp và lượng phát thải gián tiếp từ điện năng tiêu thụ cho quá trình sản xuất hàng hóa. Sắt thép là một trong 6 lĩnh vực chịu tác động của CBAM trong giai đoạn này, gồm: xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, Hydrogen và điện.
Đáng nói, trong 4 lĩnh vực hiện có hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đáng kể sang thị trường EU chịu tác động của CBAM gồm nhôm, thép, xi măng và phân bón thì riêng các sản phẩm từ sắt thép chiếm đến 96% tổng giá trị. Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu sắt thép của EU từ Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép các loại xuất khẩu trong tháng 8/2023 đạt 988 nghìn tấn. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2023, cả nước xuất khẩu 7,38 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá 5,69 tỷ USD, tăng 24,4% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Lượng sắt thép các loại của Việt Nam trong 8 tháng/2023 tăng chủ yếu do xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường EU (27 nước) gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 2,31 triệu tấn. Trong khi đó, lượng sắt thép sang thị trường ASEAN là 2,34 triệu tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước (1).
Với việc EU sửa đổi quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu – có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU được nhận định sẽ tiếp tục gặp thuận lợi trong thời gian tới. Theo quy định mới, bất kỳ thành viên nào của WTO là nước đang phát triển đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm. Cùng nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Brazil… Việt Nam cũng được hưởng lợi từ quy định mở rộng hạn ngạch này.
Tuy nhiên, để nắm bắt hiệu quả cơ hội đó & tăng sức cạnh tranh trên thị trường, “xanh hóa” để giảm phát thải là bài toán chung của nhiều doanh nghiệp ngành sắt thép. Bởi vì, mức phát thải trung bình của sắt thép Việt Nam đang ở mức cao, khoảng 2,51 tấn CO2 trên một tấn thép thô (so với mức trung bình của thế giới là 1,85 tấn CO2 trên một tấn thép thô) (2). Chỉ tính riêng lượng phát thải gián tiếp từ điện năng tiêu thụ, với sản lượng điện tiêu thụ bình quân để sản xuất thép là khoảng 400-600 kWh/tấn thép, lượng phát thải từ điện tiêu thụ nếu lấy từ lưới điện quốc gia cho 1.000 tấn thép lên đến khoảng 288-433 tấn CO2.
Mức phát thải trung bình của sắt thép Việt Nam hiện đang ở mức cao (Ảnh minh họa internet)
Xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính trong ngành thép không chỉ cấp thiết với bản thân mỗi doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường quốc tế trong xu hướng phát triển bền vững mà còn có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia về giảm phát thải và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo tính toán của các chuyên gia, ngành thép đang chịu trách nhiệm cho 7% tổng lượng phát thải quốc gia và khoảng 46% các quá trình công nghiệp.
Năng lượng sạch để sản xuất sắt thép xanh
Trong xu hướng chuyển đổi xanh, nhiều doanh nghiệp ngành sắt thép cũng đang từng bước nỗ lực bằng cách tối ưu hóa công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo và tận dụng nhiệt thừa trong quá trình sản xuất để phát điện…
Nhằm đồng hành với các doanh nghiệp ngành sắt thép tại Việt Nam sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, Vũ Phong Energy Group tiếp tục đẩy mạnh triển khai phương án hợp tác mua bán điện mặt trời PPA (Power Purchase Agreement). Đây là mô hình hợp tác linh hoạt giúp doanh nghiệp hoàn toàn không phải bỏ vốn đầu tư và vận hành hệ thống, trong khi được sử dụng điện mặt trời với giá luôn rẻ hơn (đến 20-30% so với giá điện hiện hành), đồng thời đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải, thực hành ESG và phát triển bền vững.
Mô hình này đã và đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm lựa chọn, trong đó có những doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam như Vinamilk, Duy Tân, Kềm Nghĩa, An Tiến Industries thuộc An Phát Holdings…
Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy Kềm Nghĩa tại KCN Tân Phú Trung (TP.HCM)
Bên cạnh cung cấp phương án hợp tác mua bán điện mặt trời PPA (Power Purchase Agreement), dịch vụ tổng thầu EPC và vận hành bảo dưỡng (O&M) chuyên nghiệp, Vũ Phong Energy Group cũng đồng hành với các doanh nghiệp trong việc đăng ký cấp Chứng chỉ năng lượng tái tạo quốc tế I-REC thông qua công ty thành viên là VP Carbon. Việc sở hữu Chứng chỉ I-REC sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu quốc tế trong chứng minh sử dụng năng lượng tái tạo.
Là nhà phát triển điện mặt trời chuyên nghiệp, doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, Vũ Phong Energy Group luôn sẵn sàng đồng hành với các doanh nghiệp trong hành trình xanh hóa sản xuất, phát triển bền vững, giảm phát thải và hướng tới trung hòa carbon với:
Bên cạnh đó, Vũ Phong Energy Group còn đồng hành với hành trình phát triển bền vững của khách hàng bằng cách hỗ trợ truyền thông và sẵn sàng cung cấp tư vấn về SDG-ESG, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký chứng chỉ năng lượng tái tạo quốc tế I-REC. Doanh nghiệp quan tâm đến các giải pháp năng lượng sạch vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email hello@vuphong.com để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất! |
Vũ Phong Energy Group
(1) Số liệu từ Tổng cục Hải quan
(2) Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng Enerteam
*Ảnh đầu bài: Phương Đông (nguồn hình: Internet)
Xem thêm: Doanh nghiệp cần thích ứng ra sao với cơ chế CBAM của EU?
Cơ chế CBAM: Doanh nghiệp cần khai báo về phát thải từ lượng điện tiêu thụ