50.000 công ty hoạt động tại châu Âu phải báo cáo phát triển bền vững

bao-cao-phat-trien-ben-vung

Theo Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD), khoảng 50.000 công ty sẽ phải báo cáo về tính bền vững, bao gồm cả các công ty thuộc EU và các doanh nghiệp không thuộc EU nhưng hoạt động ở EU. Chỉ thị này cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều doanh nghiệp khác là các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng…

Từ báo cáo ESG tự nguyện đến yêu cầu công bố thông tin bắt buộc

Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của Doanh nghiệp (Corporate Sustainability Reporting Directive – CSRD) của Liên minh châu Âu (EU) đã có hiệu lực vào ngày 05/01/2023, sẽ thay thế cho Chỉ thị báo cáo phi tài chính (NFRD). Chỉ thị mới này yêu cầu tất cả các công ty lớn và tất cả các công ty đã niêm yết tại EU (ngoại trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ đã niêm yết) công bố thông tin về những rủi ro và cơ hội được cho là nảy sinh từ các vấn đề xã hội và môi trường, cũng như về tác động của các hoạt động của họ đối với con người và môi trường. CSRD ra đời nhằm giúp các doanh nghiệp tăng cường tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình báo cáo; mở rộng phạm vi quản lý và báo cáo liên quan đến rủi ro và cơ hội phát triển bền vững. Việc thực hiện báo cáo theo quy định của CSRD đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp hoạch định chiến lược để cải thiện tính bền vững. Điều này giúp các nhà đầu tư, tổ chức xã hội, người tiêu dùng và các bên liên quan khác đánh giá hiệu quả hoạt động bền vững của các công ty, như một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu.

CSRD sẽ áp dụng cho tất cả các công ty lớn tại EU, nghĩa là đáp ứng 2 trong số 3 tiêu chí: doanh thu thuần từ 40 triệu euro; tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán hơn 20 triệu euro; có ít nhất 250 nhân viên trong năm tài chính. CSRD cũng áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường do EU quản lý, bao gồm các công ty vừa và nhỏ, chỉ ngoại trừ các công ty siêu nhỏ. Với các công ty thành lập ngoài EU, nếu có hoạt động đáng kể ở EU (doanh thu thuần của công ty ở EU trong 2 năm tài chính liên tiếp đạt trên 150 triệu euro mỗi năm) và những công ty có ít nhất một chi nhánh tại EU có doanh thu thuần từ 40 triệu euro hoặc có công ty con ở EU đáp ứng ít nhất 2 trong 3 tiêu chí của công ty lớn thì cũng phải thực hiện theo CSRD. Theo tính toán, khoảng 50.000 công ty sẽ phải tuân theo các quy tắc của CSRD với việc thu thập và chia sẻ thông tin về tính bền vững sẽ trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, so với khoảng 11.700 công ty theo quy định hiện hành của NRFD.

Vũ Phong Energy Group và Chiến Thắng Aluminum bắt tay hợp tácKhoảng 50.000 công ty sẽ phải báo cáo về ESG theo quy tắc của CSRD (Ảnh minh họa internet)

Tác động đến các doanh nghiệp ngoài châu Âu

Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty ở EU, CSRD cũng sẽ tác động đến rất nhiều doanh nghiệp ngoài châu Âu. Đó là bởi, không chỉ mở rộng mạng lưới các công ty bắt buộc phải báo cáo, với số lượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng lên đến khoảng 50.000, CSRD còn đặt ra các yêu cầu chặt chẽ hơn về phạm vi và chất lượng dữ liệu mà các công ty phải tiết lộ, đặc biệt trong đó là phát thải Phạm vi 3 – thường chiếm phần lớn trong tổng lượng khí thải và tác động khí hậu của một doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là, nhiều doanh nghiệp ngoài châu Âu đang tham gia chuỗi cung ứng, nằm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp thuộc phạm vi báo cáo của CSRD cũng sẽ cần thu thập và báo cáo về ESG như một cơ sở cung cấp dữ liệu cần thiết.

CSRD sẽ bắt đầu áp dụng từ năm tài chính 2024 (năm 2025 bắt đầu báo cáo) cho tất cả các doanh nghiệp đang tuân theo NFRD, sau đó áp dụng dần cho các doanh nghiệp còn lại. Ngày 31/7/2023, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã đã thông qua Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững châu Âu (ESRS) để tất cả các công ty tuân theo CSRD sử dụng. Như vậy, có thể nói, đây chính là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp chuẩn bị, bắt đầu xây dựng cơ chế báo cáo ESG để sẵn sàng giám sát và công bố thông tin cho năm 2024 và thời gian gần sắp tới.

Phát thải phạm vi 1 (Scope 1 emissions) là khí thải nhà kính trực tiếp từ các nguồn phát tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đây là các phát thải do doanh nghiệp tự tạo ra từ các hoạt động trực tiếp của mình, chẳng hạn như sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển hoặc hoạt động công nghiệp.

Phát thải phạm vi 2 (Scope 2 emissions) là khí thải nhà kính từ việc sử dụng năng lượng mua từ các nguồn bên ngoài một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đây là các phát thải gián tiếp do doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng mà họ mua từ các nhà cung cấp năng lượng.

Phát thải phạm vi 3 (Scope 3 emissions) là khí thải nhà kính gián tiếp từ các hoạt động nằm ngoài phạm vi trực tiếp của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, như các hoạt động của các nhà cung cấp, khách hàng, hoặc qua chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Phát thải phạm vi 3 là một khái niệm mở rộng để tính toán tất cả các khí thải môi trường liên quan đến toàn bộ chuỗi giá trị của một doanh nghiệp/tổ chức.

Phát thải phạm vi 3 thường chiếm phần lớn trong tổng lượng khí thải của một doanh nghiệp. Để giảm phát thải phạm vi 3, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy sử dụng sản phẩm có hiệu suất cao, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, khuyến khích khách hàng sử dụng một cách bền vững, và hợp tác với các đối tác và nhà cung cấp để giảm thiểu tác động môi trường trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.