Trong giai đoạn chuyển tiếp của Cơ chế CBAM EU, các nhà nhập khẩu sản phẩm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, hydrogen theo quy định cần báo cáo phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp của sản phẩm – bao gồm lượng phát thải từ điện năng tiêu thụ trong quá trình sản xuất.
Phát thải từ điện năng là một phần trong báo cáo
Theo quy định của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, đối với các phát thải gián tiếp, các nhà nhập khẩu là những người khai báo cần báo cáo về mức tiêu thụ điện (tính bằng MWh) của quá trình sản xuất trên mỗi tấn hàng hóa kèm hệ số phát thải tương ứng của lượng điện tiêu thụ. Trong giai đoạn chuyển tiếp, lượng phát thải gián tiếp là một phần trong nội dung khai báo đối với các sản phẩm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, hydrogen – bên cạnh lượng phát thải trực tiếp.
Như vậy, phát thải từ điện năng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú ý – đặc biệt là các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Cơ chế CBAM trong 4 nhóm ngành: nhôm, thép, xi măng và phân bón đang xuất khẩu sang thị trường EU. Trong khi đó, có thể thấy, đây cũng là các nhóm ngành có đặc thù sử dụng lượng điện năng lớn trong quá trình sản xuất.
Theo công bố của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/12/2022, hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam năm 2021 là 0,7221 tCO2/MWh. Có thể tính toán sơ bộ, trong ngành xi măng, với trung bình tiêu thụ khoảng 100 kWh điện/tấn xi măng, lượng phát thải từ điện tiêu thụ nếu lấy từ lưới điện quốc gia cho 1.000 tấn xi măng là 72,21 tCO2. Ở ngành thép, với sản lượng điện tiêu thụ bình quân để sản xuất thép là khoảng 400-600 kWh/tấn thép, lượng phát thải từ điện tiêu thụ nếu lấy từ lưới điện quốc gia cho 1.000 tấn thép lên đến khoảng 288-433 tCO2. Trong bối cảnh xuất khẩu sắt thép sang thị trường EU đang có xu hướng tăng nhờ đòn bẩy của EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU), như chỉ riêng tháng 8/2023 đạt 2,31 triệu tấn, rõ ràng giảm phát thải từ điện năng tiêu thụ là bài toán cần giải ngay đối với các doanh nghiệp này để có thể giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh khi đến giai đoạn phải chịu thuế CBAM.
Nhôm, thép, xi măng và phân bón là những nhóm ngành có đặc thù sử dụng khá nhiều điện năng (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm để tìm hiểu Cơ chế CBAM là gì, lộ trình cụ thể tại bài viết: https://vuphong.vn/cbam/
Tối ưu tiết kiệm năng lượng điện cho doanh nghiệp
Công nghệ thiết bị tiên tiến giữ vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm điện sản xuất cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ngành thép, xi măng đã áp dụng các công nghệ thu hồi nhiệt để phát điện. Chẳng hạn như, thép Hòa Phát sử dụng công nghệ Đức chuyển hóa lượng nhiệt dư trong quá trình sản xuất thép thành đầu vào để sản xuất điện, nhờ đó có thể tự chủ một phần lớn (đến 75-80%) lượng điện cần thiết cho sản xuất thép. Hay như tại Nhà máy Xi măng Đô Lương, hệ thống phát điện nhiệt khí dư hoạt động dựa trên nguyên lý thu nhiệt từ khí thải và khí dư của dây chuyền sản xuất clinker để lấy hơi nước chạy turbine máy phát và phát điện lên hệ thống lưới điện của nhà máy có thể sản xuất được trên 100 triệu kWh mỗi năm, cung cấp đến 39% tổng lượng điện tiêu thụ của nhà máy.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có thể tăng nguồn cung điện tại chỗ, tăng khả năng tự chủ điện, giảm điện tiêu thụ từ hệ thống điện lưới quốc gia thông qua giải pháp điện mặt trời trên mái nhà máy. Với hệ thống 3 MWp điện mặt trời trên mái nhà máy, trong điều kiện khu vực phía Nam có thể tạo ra khoảng 4.300 MWh điện mỗi năm, khi sử dụng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm phát thải đến 3.100 tCO2/năm.
Sử dụng điện mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp giảm lượng phát thải gián tiếp
Một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp sản xuất là có thể tận dụng phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) để sử dụng điện mặt trời mà hoàn toàn không phải bỏ vốn đầu tư & vận hành hệ thống, trong khi lại được mua điện với giá rẻ hơn giá điện hiện hành của EVN (đến 20-30%). Đây là mô hình hợp tác linh hoạt mà Vũ Phong Energy Group đã tiên phong phát triển tại Việt Nam và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, trong đó có những doanh nghiệp lớn đầu ngành như Vinamilk, Kềm Nghĩa, Duy Tân, Sợi Đà Lạt (DWS), An Tiến Industries (thuộc An Phát Holdings)…
Với phương án mua bán điện PPA, Vũ Phong Energy Group và các Quỹ đầu tư như VP Energy sẽ chủ động đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy của doanh nghiệp, doanh nghiệp được mua điện với giá ưu đãi trong một hợp đồng hợp tác dài hạn. Kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp có thể nhận chuyển giao toàn bộ hệ thống miễn phí (0 đồng) với hiệu suất cam kết khi chuyển giao trên 80-90% tùy điều kiện. Có thể nói, đây là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp đồng thời giải quyết được cả hai bài toán: giảm phát thải từ lượng điện tiêu thụ và tối ưu chi phí năng lượng trong sản xuất, trong khi tránh được thách thức về nguồn vốn đầu tư hệ thống.
Cơ chế CBAM của EU sẽ chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, trong tương lai, có thể sẽ có thêm nhiều quốc gia và thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tiếp cận theo hướng này, ban hành những chính sách, cơ chế tương tự và mở rộng sang nhiều mặt hàng khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang và có định hướng tham gia thị trường quốc tế ở tất cả các ngành như dệt may, nhựa, da giày, gỗ… cũng cần chủ động thích ứng trước xu hướng mới và nên có sự chuẩn bị cần thiết ngay từ bây giờ trong quá trình xây dựng, hoạch định chiến lược sản xuất để giảm phát thải, bao gồm cả lượng phát thải gián tiếp từ điện năng tiêu thụ.
Doanh nghiệp quan tâm đến phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) và các giải pháp năng lượng sạch vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email hello@vuphong.com để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất! |
Vũ Phong Energy Group