Hành trình hướng tới mục tiêu Net Zero: Cần sự đột phá

hanh-trinh-huong-toi-muc-tieu-net-zero

Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phát triển nhanh theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu và càng được quan tâm hơn sau cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. Giảm phát thải, hướng tới Net Zero sẽ là xu thế chủ đạo, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng cũng là một hành trình nhiều thách thức, cần sự đột phá về chính sách, tư duy, công nghệ…

Hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học công nghệ, tổ chức tài chính, các hiệp hội, trung tâm, doanh nghiệp… đã tham dự hội thảo Tổng kết Tháng Năng lượng tái tạo 2021 (REM21) vào sáng ngày 23/12/2021 và cùng chia sẻ, thảo luận, đóng góp ý kiến theo tinh thần “Khởi tạo hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam”. Câu chuyện về mục tiêu Net Zero, các cơ hội, thách thức và những giải pháp đề xuất, kiến nghị được trao đổi sôi nổi từ nhiều góc nhìn, với mong muốn đóng góp cho quá trình hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và các chính sách liên quan trong hành trình hướng tới trung hòa carbon.

Giảm phát thải sẽ là xu thế chủ đạo

Chia sẻ về cam kết giảm phát thải của Việt Nam tại COP26, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: tại Hội nghị COP26, đã có nhiều cam kết được đưa ra, như các cam kết về Net Zero, cam kết chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch, cam kết giảm phát thải khí mê-tan, cam kết về rừng và sử dụng đất, đẩy nhanh chuyển đổi sang 100% xe không phát thải… Trong đó, Việt Nam đã tham gia các cam kết về giảm phát thải khí mê-tan, cam kết về rừng và sử dụng đất, chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Tấn cũng cho biết, sau khi đưa ra các cam kết mạnh mẽ trên, Việt Nam đã bắt đầu hành động ngay, với một cuộc họp về triển khai cam kết của Việt Nam và sau đó thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (theo Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 21/12/2021). Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Ông Tấn nhận xét rằng phát triển ít phát thải sẽ là xu thế chủ đạo để Việt Nam tiếp tục thay đổi toàn diện mô hình phát triển từ dựa trên năng lượng hoá thạch, sử dụng nhiều tài nguyên sang mô hình phát triển theo hướng ít phát thải. Và “Việt Nam đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao. Việc cam kết đưa phát thải ròng về “0” và tham gia cam kết mê-tan đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển”.

hanh-trinh-huong-toi-muc-tieu-net-zeroMột số diễn giả chia sẻ tại hội thảo

Cơ hội lớn về tài chính

Đồng quan điểm với ông Phạm Văn Tấn, TS. Nguyễn Thanh Hải, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho rằng Việt Nam đang đứng trước cơ hội tiếp cận và huy động nguồn vốn tài chính xanh lớn là Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng 0 (GFANZ). Liên minh có sự tham gia của hơn 450 định chế, ngân hàng – đại diện cho 130.000 tỷ USD, chiếm 40% tài sản tài chính trên thế giới, sẽ tạo ra cầu tài chính rất lớn cho việc phát hành và huy động vốn bằng các công cụ như trái phiếu xanh, tín dụng xanh… Đặc biệt, nguồn cung tài chính xanh cho các thị trường mới nổi như Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ. Một thuận lợi khác là đa số các tập đoàn xuyên quốc gia và định chế tài chính lớn đầu tư và hiện diện thương mại tại Việt Nam đều tham gia GFANZ.

TS. Nguyễn Thanh Hải cũng cho biết, thời gian qua, tài trợ cho năng lượng tái tạo từ hệ thống tài chính và hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 60% tổng đầu tư năng lượng tái tạo. Đây là nguồn tài chính “khổng lồ” mà ít ai nghĩ tới khi thực hiện Quy hoạch Điện VII hay Quy hoạch Điện VII điều chỉnh. Như vậy, nếu có chính sách hợp lý, có thể huy động được nguồn tài chính trong nước ở quy mô lớn, từ khu vực tài chính và khu vực tư nhân.

Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng HDBank chia sẻ, HDBank là một trong các ngân hàng cung cấp tín dụng xanh và đang có tổng dư nợ hơn 500 triệu USD trong các hạng mục tài trợ xanh. HDBank đã ký kết với nhiều định chế, tổ chức tài chính quốc tế như DEG (định chế Tài chính Phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức), Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp)… để cung cấp nguồn tín dụng xanh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và sẽ tiếp tục giải ngân trong thời gian tới.

Cần sự đột phá

Tại hội thảo, các diễn giả đều nhận định rằng, tuy cam kết của Việt Nam là rất mạnh mẽ, đi đúng xu thế phát triển toàn cầu và cũng có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng hướng tới Net Zero cũng là hành trình nhiều thách thức, cần có sự đột phá về chính sách, tư duy, công nghệ…

Phân tích từ bà Đặng Hồng Hạnh – Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty CP Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC), dựa trên các dự báo phát triển kinh tế – xã hội của các tổ chức quốc tế và các công nghệ giảm phát thải khả thi hiện nay trong từng ngành và tiểu ngành, vẫn còn 238 triệu tấn giảm phát thải cần đạt được để đạt mục tiêu Net Zero kể cả với các kịch bản tham vọng trong 5 ngành phát thải khí nhà kính. Do đó, trong tương lai cần đột phá về công nghệ sản xuất điện năng và lưu trữ điện năng quy mô lớn để bảo đảm tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm 90% sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn năng lượng mới ở quy mô công nghiệp (như hydro xanh từ năng lượng tái tạo sử dụng thay thế cho giao thông…), công nghệ lưu trữ và hấp thụ carbon khả thi với quy mô lớn.

hanh-trinh-huong-toi-muc-tieu-net-zeroPhân tích các kịch bản phát thải khí nhà kính của Việt Nam (theo VNEEC)

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra những kiến nghị liên quan đến các vấn đề lưu trữ năng lượng, xe điện, hydrogen… Trong đó, về lưu trữ năng lượng, cần triển khai thêm các dự án thí điểm tại các khu vực có nguồn NLTT cao, xem xét đưa vào Quy hoạch VIII quy mô đầu tư ESS phù hợp với kịch bản phát triển nguồn và lưới điện, có cơ chế và chính sách để phát triển ESS đồng bộ với cơ chế phát triển năng lượng tái tạo… Về xe điện, cũng cần có những chính sách, lộ trình để phát triển xe điện, như quy hoạch về cơ sở hạ tầng (trạm sạc, hạ tầng tích hợp xe điện vào lưới); các nghiên cứu về kỹ thuật như công nghệ xe điện, ảnh hưởng lên lưới điện; các chính sách cho người tiêu dùng, cho nhà sản xuất, phân phối, cho bên nghiên cứu đào tạo, quy hoạch phát triển xe điện… Để phát triển hydrogen, cũng cần đột phá về công nghệ và sự hỗ trợ về chính sách, trong đó cần có thí điểm công nghệ. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức, khơi gợi sự quan tâm cho người trẻ về vấn đề này…

Liên quan đến chính sách, các đại biểu đều cho rằng các chính sách cần minh bạch, rõ ràng, dài hạn, ổn định. Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc VCCI TP.HCM cho rằng khi đưa ra các chính sách cần có sự tham vấn với các bên liên quan để cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp và nhà nước; không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, cần tạo điều kiện cho tất cả các bên…

Tại hội thảo, các đại biểu còn đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể về khung pháp lý và chính sách khác như xây dựng luật năng lượng xanh, sửa đổi Luật điện lực, đẩy nhanh lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh, đưa cơ chế khuyến khích năng lượng tái tạo và khuyến khích khu vực tư nhân, bao gồm cả khu vực tài chính ngân hàng để phát triển năng lượng xanh… Tất cả những ý kiến từ các vị đại biểu trong Hội thảo Tổng kết cũng như từ các hội thảo trong khuôn khổ Tháng Năng lượng tái tạo 2021 (REM21) sẽ được Ban tổ chức tổng hợp để gửi các cơ quan ban ngành, đóng góp cho hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam.

Tháng Năng lượng tái tạo 2021 (REM21) là phiên bản mở rộng của Tuần lễ Năng lượng tái tạo, sự kiện thường niên do Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) khởi xướng từ năm 2016. Diễn ra từ ngày 02/12/2021, REM 21 đã tổ chức thành công 13 sự kiện, với các chủ đề xoay quanh năng lượng tái tạo và phát triển năng lượng bền vững như: Giải pháp xanh giảm phát thải khí nhà kính trong các thành phố; Giải pháp lưu trữ năng lượng và ứng dụng cho các dự án tại Việt Nam; Phát triển xe điện: xu hướng thế giới và hàm ý đối với Việt Nam; Hydro sạch: Xu hướng công nghệ và cơ hội đầu tư, ứng dụng tại Việt Nam… Tất cả các chủ đề và thảo luận đều nhằm đóng góp vào hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam.

Vũ Phong Energy Group là một trong các đơn vị đồng hành với REM21 và tham gia điều hành hội thảo Tổng kết ngày 23/12. Trước đó, Vũ Phong Energy Group cũng đã tham gia điều hành webinar về Giải pháp lưu trữ năng lượng (ngày 13/12) nằm trong khuôn khổ chương trình.

Vũ Phong Energy Group

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.