TP.HCM sẽ có thêm nguồn điện mặt trời mái nhà từ các đơn vị hành chính sự nghiệp

tphcm-them-nguon-dien-mat-troi-mai-nha

Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP.HCM sẽ được phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là một trong những nội dung về cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM mới được Quốc hội bỏ phiếu thông qua.

Theo nội dung Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM được Quốc hội thông qua chiều ngày 24/6/2023, các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn Thành phố có mái nhà đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sẽ được phép sử dụng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Như vậy, thời gian tới, TP.HCM sẽ có thêm nguồn cung điện tại chỗ là điện mặt trời mái nhà từ các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Số liệu từ “Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030” của Sở Công Thương TP.HCM, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời ở TP.HCM rất lớn, đặc biệt là điện mặt trời trên mái nhà với khoảng hơn 5.081 MWp. Ở nhóm các cơ quan hành chính sự nghiệp, gồm các tòa nhà trực thuộc UBND quận/huyện, phường/xã; các tòa nhà trực thuộc Sở ban ngành Thành phố trên địa bàn; các trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, trung tâm y tế, nhà hát, nhà thi đấu thể thao, trung tâm văn hóa… tiềm năng điện mặt trời mái nhà đạt hơn 166 MWp.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn MãiChủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết chiều ngày 24/6 (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công để tự dùng sẽ giúp tăng thêm nguồn cấp điện tại chỗ, giảm nhu cầu truyền tải điện từ bên ngoài cấp điện vào cho khu vực TP.HCM. Khi có các dự án điện mặt trời mái nhà sẽ góp phần tăng độ dự phòng hệ thống điện, từ đó giúp tăng ổn định hệ thống điện khu vực TP. HCM, đảm bảo an ninh cung cấp điện của Thành phố. Việc phát triển các hệ thống năng lượng mặt trời còn mang ý nghĩa về mặt xã hội và môi trường khi thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng sạch, giúp giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, giảm bức xạ nhiệt cho các tòa nhà; đồng thời cũng sẽ góp phần vào xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của TP.HCM; phù hợp với chủ trương phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Chính phủ và Lãnh đạo Thành phố.

Tuy nhiên, cũng theo “Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, với hơn 166 MWp, tiềm năng điện mặt trời mái nhà nhóm các cơ quan hành chính sự nghiệp chỉ chiếm 3,27% tổng tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà của Thành phố. Trong khi đó, các nhóm có tiềm năng lớn nhất là nhóm hộ gia đình (chiếm 62,34% với khoảng 3.168 MWp) và nhóm sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp, kho bãi hàng hóa… (chiếm 31,28% với khoảng gần 1.590 MWp). Như vậy, có thể nói, để tận dụng nguồn năng lượng mặt trời cho mục tiêu giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon trong nội bộ Thành phố, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đây cũng là hai nhóm cần được ưu tiên và tạo điều kiện cho phát triển điện mặt trời mái nhà.

Theo một số chuyên gia, Nghị quyết mới đã được thông qua, vấn đề quan trọng tiếp theo là cần có quy trình để hướng dẫn thực hiện, lắp đặt, thực thi chính sách này một cách thuận lợi và nhanh chóng. Điều này cũng sẽ góp phần thực hiện một nội dung trong Quy hoạch điện VIII là mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Một nội dung khác trong Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM là Thành phố sẽ được thí điểm cơ chế tài chính để giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Theo Nghị quyết, tín chỉ carbon hình thành từ các chương trình, dự án theo các cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách Thành phố được giao dịch với các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. Ngân sách Thành phố hưởng 100% nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon. Nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon được sử dụng cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố.

Nghị quyết gồm tổng cộng 12 điều, quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố và thành phố Thủ Đức. Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2023.

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.