Quy hoạch điện VIII: Điện mặt trời mái nhà, tự sản xuất – tự tiêu thụ được đặc biệt ưu tiên phát triển

quy-hoach-dien-viii

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII), định hướng phát triển nguồn điện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là các nguồn điện tự sản, tự tiêu, điện mặt trời mái nhà.

Phát triển năng lượng tái tạo là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng

Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2023 tại Quyết định 500/QĐ-TTg. Trong đó, năng lượng tái tạo được ưu tiên phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi năng lượng công bằng. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới được coi là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng.

Một trong những mục tiêu phát triển được đặt ra trong Quy hoạch điện VIII là thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Để chuyển đổi năng lượng công bằng, mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%.

Bên cạnh đó, kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050; hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Năng lượng tái tạoNăng lượng tái tạo được ưu tiên phát triển mạnh trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh minh họa internet)

Quy hoạch điện VIII đặt ra phương án phát triển là đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất. Trong đó, điện gió ngoài khơi được định hướng phát triển mạnh kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ…) để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh…) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII cũng đưa ra mục tiêu phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo. Dự kiến đến 2030, hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi. Phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW.

Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà

Trong các nguồn điện năng lượng tái tạo, các nguồn điện tự sản, tự tiêu, điện mặt trời mái nhà được đặc biệt ưu tiên phát triển. Theo đó, Quy hoạch điện VIII nhấn mạnh ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia). Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Mục tiêu từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.

Điện mặt trờiĐiện mặt trời tự sản tự tiêu sẽ được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất

Đặc biệt, Quy hoạch điện VIII đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Quy hoạch điện VIII được nhận định sẽ là động lực tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực năng lượng tái tạo nói riêng, ngành điện nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng sang các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng mới và đóng góp cho các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.

Xem chi tiết toàn văn Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời từ năm 2009, Vũ Phong Energy Group hiện là nhà phát triển điện mặt trời chuyên nghiệp, doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam.

Vũ Phong Energy Group đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng lựa chọn để đồng hành trong hành trình xanh hóa sản xuất, phát triển bền vững nhờ:

  • Phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement) với vai trò nhà phát triển dự án điện mặt trời, đặc biệt có sự hợp tác của nhiều quỹ đầu tư uy tín quốc tế và trong nước – cho phép doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch mà không cần chi phí đầu tư.
  • Dịch vụ tổng thầu EPC chuyên nghiệp, được đảm bảo nhờ đội ngũ kỹ sư thiết kế chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; kỹ sư thi công lắp đặt chuẩn theo bản vẽ thiết kế, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế; cung cấp vật tư chính hãng, được chọn lọc kỹ càng.
  • Tối ưu hệ thống với dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M) chất lượng cao, đã được chứng minh năng lực qua nhiều năm liền O&M thực tế tại các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn cũng như hàng trăm hệ thống áp mái cho doanh nghiệp sản xuất.
  • Bên cạnh đó, Vũ Phong Energy Group còn đồng hành với hành trình phát triển bền vững của khách hàng bằng cách hỗ trợ truyền thông và sẵn sàng cung cấp tư vấn về SDG-ESG.

Doanh nghiệp quan tâm đến các giải pháp năng lượng sạch vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email hello@vuphong.com để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất!

Vũ Phong Energy Group

Xem thêm bài viết tiếng Anh

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân ( * )

    Số điện thoại ( * )

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email ( * )

    Tỉnh thành ( * )

    Loại mái ( * )

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.