Quá trình chuyển dịch xanh đang diễn ra rất mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đây được xem là con đường chung của toàn cầu và được thúc đẩy bởi các cấp cao nhất – các Chính phủ. Chuyển dịch xanh vì thế không chỉ là xu hướng mà còn là hành trình tất yếu của các doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thị trường, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Tháng 11/2021, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Lãnh đạo của gần 150 quốc gia cũng đã đưa ra các cam kết tương tự.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn cùng hơn 100 quốc gia cam kết giảm 30% phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2020; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; và cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.
Sau COP26, kết quả của Hội nghị COP27 (năm 2022) và COP28 (mới diễn ra năm 2023) cũng cho thấy các Chính phủ đang xúc tiến quá trình chuyển đổi xanh ứng phó với biến đổi khí hậu, nỗ lực từng bước hiện thực hóa các cam kết đã đưa ra.
Xu hướng chuyển dịch xanh còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhiều cơ chế, chính sách thương mại, nổi bật như Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của Doanh nghiệp (Corporate Sustainability Reporting Directive – CSRD), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism – CBAM) của EU… cũng như sự tiên phong của các công ty, tập đoàn lớn quốc tế. RE100 – sáng kiến kêu gọi các doanh nghiệp lớn cam kết 100% năng lượng tái tạo trong khung thời gian ngắn nhất có thể –đã quy tụ hơn 400 thành viên, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, hàng tiêu dùng, thực phẩm, hóa chất…
Trong bối cảnh ấy, có thể nói chuyển dịch xanh không chỉ là xu thế mà còn là hành trình tất yếu của doanh nghiệp.
Chuyển dịch xanh – xu thế và hành trình tất yếu của doanh nghiệp
Nhằm đồng hành với các doanh nghiệp trong hành trình chuyển dịch xanh, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong giai đoạn tới, Vũ Phong Energy Group đã thực hiện ấn phẩm Sổ tay Chuyển dịch Xanh như một món quà đặc biệt gửi tới các doanh nghiệp trước thềm Xuân Giáp Thìn 2024. Rất nhiều thông tin thú vị về xu hướng chuyển dịch xanh và các giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển dịch xanh, thực hành ESG sẽ được chia sẻ trong cuốn Sổ tay. Kính mời Quý vị xem chi tiết Sổ tay Chuyển dịch Xanh tại link: https://vuphong.vn/sotaychuyendichxanh
Liên quan đến xu hướng chuyển dịch xanh, mới đây, Chương trình “Ấn tượng Khoa học Công nghệ: Xanh 4.0” do Ban Khoa giáo, Phòng Khoa học Công nghệ – Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện (phát sóng tối ngày 01/01/2024 trên VTV2) cũng đã nhấn mạnh “Xanh” là “từ khóa” chính khi nói về các dấu ấn khoa học công nghệ trong năm 2023 vừa qua. Theo đó, lĩnh vực khoa học công nghệ trong năm 2023 được ví như một bức tranh đa sắc với nhiều mảng màu ấn tượng, đặc biệt xoay quanh từ khóa “Xanh”. Xu hướng này đã tạo nên sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó những lĩnh vực có bước chuyển mình tiêu biểu có thể kể đến như: trí tuệ nhân tạo, chuyển dịch xanh ngành tài chính – ngân hàng, hệ sinh thái công nghiệp xanh, logistic xanh và chuyển dịch năng lượng xanh.
Ở câu chuyện về Chuyển dịch năng lượng xanh với sự tham gia của ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, rất nhiều thông tin thú vị đã được chia sẻ về hành trình chuyển dịch trong lĩnh vực năng lượng, những thuận lợi và cơ hội của các doanh nghiệp khi phát triển công nghệ sạch… Kính mời Quý vị xem chi tiết ở video ngay sau đây:
Quý vị có thể xem toàn bộ Chương trình Ấn tượng Khoa học Công nghệ: Xanh 4.0 (Phát sóng trên VTV2 ngày 01/01/2024) tại đây.
Vũ Phong Energy Group