Năng lượng tái tạo có thêm đòn bẩy từ Hội nghị COP28

nang-luong-tai-tao-co-them-don-bay-tu-hoi-nghi-cop28

Ra mắt nền tảng tài chính xanh, quỹ đầu tư về khí hậu, sự đồng thuận của gần 120 quốc gia về việc tăng gấp 3 công suất năng lượng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2030… là những điểm nhấn tại Hội nghị COP28 được nhận định có ý nghĩa quan trọng giúp hạn chế lượng khí thải carbon toàn cầu cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo.

Gần 120 quốc gia cam kết về mục tiêu năng lượng tái tạo

Trong khuôn khổ Hội nghị COP28, gần 120 quốc gia đã tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả năng lượng toàn cầu (từ khoảng 2% lên con số hàng năm là 4%) vào năm 2030.

Mục tiêu này lần đầu tiên được Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước thông qua vào hồi đầu năm nay. Sau đó, Mỹ, UAE – chủ nhà COP28 và EU đề xuất; các quốc gia G7 (Nhóm các nước công nghiệp phát triển) và G20 (Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới) đều lên tiếng ủng hộ cam kết.

Mục tiêu trên đồng nghĩa với việc thế giới cần đạt được 11.000 GW năng lượng tái tạo vào năm 2030, 7.800 GW trong 7 năm tới. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ chiếm phần lớn, tăng lần lượt 5 lần và 4 lần so với năm 2022, tương ứng 4.000 GW và 2.600 GW.

Năng lượng tái tạo có thêm đòn bẩy từ Hội nghị COP28 Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị COP28 tại Dubai, UAE (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo phân tích của tổ chức nghiên cứu Ember, việc tăng gấp 3 nguồn năng lượng sạch như gió và mặt trời, đồng thời tăng gấp đôi mức tiết kiệm năng lượng sẽ giúp cắt giảm 85% mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần thiết trong thập kỷ này để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.

Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu, điều này mang lại cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo một tương lai rõ ràng có thể dự đoán được và rất hữu ích trong việc huy động vốn trên toàn thế giới, nhất là vốn đến từ cá nhân hoặc tổ chức ủng hộ cho thỏa thuận.

Liên minh châu Âu đã kêu gọi đưa những mục tiêu này vào quyết định cuối cùng của COP28. Việc này đòi hỏi sự đồng thuận của gần 200 quốc gia tham dự Hội nghị.

Ra mắt nền tảng tài chính xanh và quỹ đầu tư về khí hậu

Nền tảng “Liên minh nâng cao năng lực đầu tư bền vững” (CASI) đã được ra mắt tại Dubai, UAE vào ngày 5/12 bên lề Hội nghị COP28. Đây là một nền tảng hợp tác quốc tế cung cấp các dịch vụ xây dựng năng lực tài chính bền vững cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Nền tảng hợp tác quốc tế về xây dựng năng lực tài chính xanh này do Viện Tài chính và Bền vững (IFS) trụ sở ở Bắc Kinh – Trung Quốc khởi xướng với 20 thành viên sáng lập.

Dự kiến nền tảng sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024 với mục tiêu đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) vào năm 2030. Các sự kiện trực tiếp sẽ diễn ra ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin.

Bên cạnh đó, cũng trong khuôn khổ COP28, quỹ đầu tư Alterra đã được thông báo thành lập ngay tại lễ khai mạc Hội nghị. UAE đã tuyên bố rót 30 tỷ USD vào quỹ này và hi vọng sẽ kích thích đầu tư với tổng trị giá 250 tỷ USD vào năm 2030.

Năng lượng tái tạo có thêm đòn bẩy từ Hội nghị COP28 Tổng thống UAE Sheikh Mohamed Bin Zayed Al Nahyan đã công bố ra mắt Alterra khi khai mạc COP28

Mục tiêu chính của Alterra là tập trung đầu tư vào khí hậu ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Các khoản đầu tư ban đầu sẽ dành cho việc phát triển hơn 6 GW công suất năng lượng sạch ở Ấn Độ, ngoài ra dự kiến sẽ tài trợ cho một hệ thống hơn 5 GW các dự án điện mặt trời và gió trên bờ ở châu Phi cũng như nền tảng điện khí hóa nông thôn ở châu Mỹ Latinh.

Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu (COP28) được tổ chức tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) từ ngày 30/11 đến ngày 12/12/2023 với sự tham dự của gần 140 Nguyên thủ và Thủ tướng chính phủ cùng khoảng 97.000 đại biểu đăng ký tham dự.

Một số nội dung đáng chú ý khác tại Hội nghị:

  • Hơn 130 quốc gia trên thế giới đã nhất trí đưa vấn đề lương thực, thực phẩm và nông nghiệp vào kế hoạch hành động khí hậu quốc gia.
  • 63 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tham gia “Cam kết làm mát toàn cầu”, giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến các hoạt động làm mát (bao gồm việc đông lạnh thực phẩm, thuốc men và sử dụng điều hòa không khí) vào năm 2050 so với năm 2022, cùng với một loạt mục tiêu khác bao gồm thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.
  • Việt Nam cùng với nhóm các nước gồm EU, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Canada, Đan Mạch và Na Uy (IPG) đã thông qua kế hoạch huy động nguồn lực 15,5 tỷ USD trong vòng 3-5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam.

Vũ Phong Energy Group

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.