Xây dựng nhà máy tái chế tấm pin mặt trời tại Việt Nam: Đâu là thời điểm chín muồi?

tai-che-tam-pin-mat-troi-tai-viet-nam

Khi điện mặt trời phát triển mạnh, bên cạnh những lợi ích thiết thực, vấn đề rác thải từ các tấm pin năng lượng mặt trời hết vòng đời sử dụng cũng được nhiều người quan tâm. Không ít người đã đặt ra câu hỏi tại sao Việt Nam chưa có nhà máy tái chế tấm pin mặt trời khi tỷ lệ thu hồi, tái chế được khẳng định lên đến 93-95%, khi nào là thời điểm chín muồi để xây dựng các nhà máy này…

Nguồn tài nguyên cho ngành công nghiệp tái chế tấm pin mặt trời

Với định hướng ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và các chính sách ưu đãi của Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng mặt trời nói riêng, điện mặt trời đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, vượt bậc trong 2 năm 2019-2020. Từ mức không đáng kể trong cơ cấu nguồn điện vào đầu năm 2018, đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW) – chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện Việt Nam.

Đến khi hết vòng đời sử dụng, những tấm pin mặt trời này sẽ trở thành nguồn tài nguyên hấp dẫn cho ngành công nghiệp tái chế. Trong mỗi tấm pin, tỷ trọng kính cường lực chiếm khoảng 65%, khung chiếm khoảng 20%, các tế bào quang điện khoảng 6-8% và chúng đều có thể tái chế, thu hồi để tái sản xuất (Xem thêm tại bài viết Tái chế tấm pin mặt trời: Lợi ích kinh tế lẫn môi trường). Chúng có thể được tái chế để tạo ra những tấm pin mới hoặc sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như làm nguồn nguyên liệu chế tạo pin xe điện…

tai-che-tam-pin-mat-troi-tai-viet-namLợi ích kinh tế từ tái chế tấm pin mặt trời

Vì sao tại Việt Nam chưa phát triển nhà máy tái chế pin mặt trời?

Hiện nay, trên thế giới đã một số nhà máy tái chế tấm pin mặt trời. Có thể kể đến nhà máy tái chế tấm pin mặt trời thuộc Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia, tọa lạc tại Rousset, miền Nam nước Pháp. Nhà máy này được mở vào năm 2018 và ngay năm đó đã ký hợp đồng với tổ chức phi chính phủ PV Cycle để tái chế 1.300 tấn tấm pin mặt trời. Veolia cho biết hiện có thể tái chế được 40 tấn tấm pin mặt trời mỗi năm. Hay The Reiling Group – một doanh nghiệp chuyên tái chế với 12 cơ sở ở Đức và 4 cơ sở quốc tế, là một trong những tập đoàn tái chế linh hoạt nhất ở châu Âu – cũng tham gia tái chế các tấm pin mặt trời. Ở Hàn Quốc, một cơ sở tái chế chất thải mô đun PV ở phía bắc tỉnh Chung cheong đã được thành lập năm 2017 bởi Bộ thương mại, công nghiệp và năng lượng của nước này. Vậy vì sao tại Việt Nam chưa phát triển nhà máy tái chế pin mặt trời?

Tái chế tấm pin mặt trời tại nhà máy của The Reiling Group (Nguồn: Reiling Group)

Nhà máy pin năng lượng mặt trời của tương lai?

So với thế giới, ngành điện mặt trời ở Việt Nam còn rất “trẻ” khi chỉ mới phát triển mạnh vài năm trở lại đây. Trong khi đó, vòng đời sử dụng của một tấm pin mặt trời khoảng từ 25 năm. Trên thế giới, tại nhiều nhà máy, pin mặt trời từ những năm 1970, 1980 hiện vẫn đang được sử dụng. Nếu so với quy mô đã được sản xuất, lượng tấm pin cần xử lý khá ít và chủ yếu do khiếm khuyết, hỏng hóc. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, đây cũng chính là lý do lớn nhất khiến các doanh nghiệp Việt chưa mặn mà với nguồn tài nguyên từ “rác thải” này. Mặc dù công nghệ tái chế tấm pin mặt trời đang ngày càng được cải tiến giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí nhưng thị trường nguyên liệu đầu vào hiện còn quá nhỏ để thành lập các nhà máy pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Ngoài ra, ngoại trừ châu Âu đã có quy định tỷ lệ tái chế/tái sử dụng tấm pin mặt trời 85%/80%, nhiều quốc gia phát triển điện mặt trời trên thế giới (điển hình như Mỹ, Trung Quốc) chưa có luật lệ quy định về việc quản lý, xử lý tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng.

Tuy vậy, rõ ràng việc quan tâm đến vấn đề tái chế pin mặt trời sau khi hết vòng đời là rất cần thiết. Năng lượng mặt trời giúp giảm hệ số khí thải đến 90% so với các nguồn năng lượng truyền thống và khi được tái chế, các tấm pin mặt trời sẽ trở thành những sản phẩm “double green”. Đặc biệt, đây sẽ là cơ hội cho những doanh nghiệp biết “đón đầu”, khi phát triển điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung đang là xu hướng trên toàn thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, điện mặt trời cũng phát triển mạnh ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia…

“Khi chúng ta đã tái chế được các tấm thu năng lượng mặt trời, thì các tấm thu hết tuổi thọ sẽ là nguyên liệu đầu vào có giá trị cao mà không phải “chỉ có vứt đi, không thể tái chế” và lĩnh vực tái chế thu năng lượng mặt trời sẽ bùng nổ vô cùng mạnh mẽ” (trích lời ông Nguyễn Quang Huân – Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường, dẫn từ Báo điện tử Đại biểu Nhân dân).

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, mặc dù đến 20-30 năm nữa mới là thời điểm Việt Nam phải xem xét phương án xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng nhưng đây sẽ là thời điểm tốt để nghiên cứu những chính sách, cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy xây dựng ngành công nghiệp tái chế tấm pin trong tương lai. Đây cũng sẽ là thời điểm để các doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị những nền tảng cần thiết, sẵn sàng đón đầu cơ hội “biến rác thành tiền”.

Xem thêm:

Vũ Phong Energy Group

5/5 - (5 bình chọn)

Nhận Ngay Báo Giá

    Tên cá nhân (*)

    Số điện thoại (*)

    Đầu tư doanh nghiệp

    Mã số thuế .

    Email (*)

    Tỉnh thành (*)

    Loại mái (*)

    Diện tích (m²).

    Số tiền muốn đầu tư

    Địa chỉ

    Thông tin


    Hóa đơn tiền điện hàng tháng

    3.500.000 VND/ tháng

    Chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm chi phí điện ngay bây giờ và trong nhiều năm tới.